Tình hình chăn nuôi heo rừng của trạ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định (Trang 45 - 48)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.3.3.2.Tình hình chăn nuôi heo rừng của trạ

Nhận thấy được lợi nhuận rất cao từ việc chăn nuôi heo rừng, cách đây 3 năm ông Lê Phước đã mạnh dạng bỏ tiền đầu tư vào trang trại để tiến hành nuôi heo rừng. Qua thông tin thu thập được từ sách báo, mạng Internet…Ông đã liên lạc và đi vào miền Nam tìm đến trang trại chăn nuôi heo rừng của ông Chín Định ở Bình Phước mua một cặp giống heo rừng Thái Lan về nuôi với giá trên 10 triệu đồng. Sau một thời gian nuôi dưỡng ông thấy heo sinh trưởng tốt, khả năng sử dụng thức ăn cao. Ông tâm sự: Nuôi heo rừng rất dễ, dễ hơn nuôi heo nhà. Nuôi heo rừng rất nhàn, chỉ tốn công cho ăn vào buổi sáng và buổi chiều, thời

gian rảnh ông vừa làm việc nhà và tha hồ chăm sóc cây cảnh trồng ở xung quanh trang trại nhằm kiếm thêm thu nhập.

Đến đầu năm 2009 số lượng đàn heo của trại tăng lên là 14 con, sau khi số lượng đàn heo đã tăng lên đáng kể, ông tiếp tục đầu tư vốn mua thêm một con đực giống nữa để về tự phối giống tạo heo rừng lai bán ra thị trường. Qua quá trình nuôi, đến năm 2011 ông đã chọn ra được 10 con nái heo rừng Thái Lan làm giống. Đến nay, số đàn heo của ông đang phát triển rất tốt, số lượng ngày càng tăng lên.

Kết quả điều tra đàn heo rừng của trại ông Phước thể hiện qua bảng 3.9.

Bảng 3.9: Cơ cấu đàn heo rừng của trang trại ông Lê Phước

(Đơn vị: Con)

Loại heo Tổng số lượng

Heo đực giống

Heo cái giống

và hậu bị Heo con

Heo rừng thuần Việt 0 0 0 0

Heo lai 34 1 4 29

Heo rừng Thái Lan 16 1 6 9

Tổng số 50 2 10 38

Qua bảng trên ta thấy được tổng số lượng đàn Heo rừng đang được nuôi ở trại là 50 con. Trong đó 34 con là heo rừng lai, 16 con là heo rừng Thái Lan, và trại không nuôi heo rừng thuần chủng Việt Nam. Tại trại đang nuôi 2 đực giống, 10 heo rừng cái giống và hậu bị, 38 heo rừng con theo mẹ.

3.3.3.3. Tình hình sử dụng thức ăn của trại

Nguồn thức ăn của trại chủ yếu là các sản phẩm có sẵn ở địa phương. Một phần sẵn có tại gia đình, một phần mua từ các vùng lân cận trong tỉnh.

Một ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Khối lượng thức ăn khoảng 2,5 kg/con/ngày.

Qua quá trình điều tra tại 3 trại vào thời gian tháng 4 năm 2011, chúng tôi thu được cơ cấu giống và số lượng đàn heo rừng ở 3 trại thể hiện qua bảng 3.10 như sau:

Bảng 3.10: Cơ cấu giống nuôi ở 3 trại điều tra

Trại Giống heo

Trạm chăn nuôi gia súc lớn và đồng cỏ Long Mỹ Trang trại ông Chạng Trang trại ông Phước Tổng số lượng ở 3 trại

Heo thuần Việt 1 33 0 34

Heo rừng lai 45 127 34 206

Heo Thái Lan 4 4 16 24

Tổng 50 164 50 264

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu giống ở 3 trại điều tra

Qua biểu đồ trên ta thấy được số lượng heo rừng lai nuôi ở 3 trại nhiều nhất (206 con), tiếp theo là heo rừng thuần Việt Nam (34 con), chiếm số lượng ít nhất là heo rừng Thái Lan (24 con). Tuy nhiên heo rừng lai và heo rừng Thái Lan là nuôi phổ biến nhất. Heo rừng thuần Việt Nam nuôi ít phổ biến hơn.

Nguyên nhân heo rừng thuần Việt Nam rất ít được nuôi là do heo thuần Việt Nam rất khó nuôi và thuần dưỡng, muốn nuôi được heo thuần Việt Nam đòi

hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, heo dễ bị stress bỏ ăn dẫn đến ốm yếu và chết. Bên cạnh đó hiện nay số lượng giống chưa nhiều, giá lại rất đắt… Cho nên để an toàn, tránh rủi ro, các trang trại chọn heo lai và heo Thái nuôi sẽ tốt hơn.

Hơn nữa heo lai và heo Thái Lan đã được thuần dưỡng và gần gũi với con người nên hiền tính, ngoài ra chúng là loài vật nuôi có sức chống chịu tốt, thích nghi với điều kiện sống tốt hơn. Chính vì vậy chúng là đối tượng tối ưu ở các trang trại hiện nay trên toàn tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định (Trang 45 - 48)