Đặc điểm sinh trưởng phát triển và sinh sản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định (Trang 32 - 33)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.2.1.2.Đặc điểm sinh trưởng phát triển và sinh sản

Khối lượng heo sơ sinh bình quân 0,5-0,9 kg/con. Màu lông heo con còn nhỏ có sọc dưa (vệt lông màu vàng chạy dọc thân trên nền da màu đen hoặc nâu). Khi heo con trên 3 tháng tuổi, các vệt sọc dưa này không còn nữa và trở thành màu hung nâu, hung đen hay xám đen là màu đặc trưng của con trưởng thành.

Khối lượng bình quân lúc trưởng thành, con đực nặng hơn 80 kg, con cái nặng 50 – 70 kg.

Khi 7 – 8 tháng tuổi, khối lượng khoảng 30 – 40 kg thì heo cái có thể cho phối giống và heo đực thì cho phối giống trễ hơn 1 – 2 tháng. Thời gian mang thai của heo rừng cũng khoảng 112 – 116 ngày. Quy trình đẻ cũng bình thường như heo nhà nhưng thường ít gặp vấn đề đẻ khó nên quá trình đẻ diễn ra tự nhiên nên không cần sự giúp đỡ của con người.

Heo rừng thường đẻ mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa 5 – 10 con, lứa đầu (con so) 3 – 5 con, lứa sau (con rạ) đẻ nhiều hơn (7 – 10 con).

Đặc biệt, heo rừng Việt Nam thuần, mẹ nhỏ, thường chỉ từ 35 – 50 kg, mõm dài và nhọn, đầu nhỏ, tai nhỏ, cổ dài thắt ngẫng, không có má, đẻ ít con, heo chậm lớn, màu lông thường là hung đen, áp dụng đúng kỹ thuật nuôi thì về cơ bản không có mỡ (97% là thịt nạc), loại này bán được giá và được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, heo rừng thuần Việt Nam giai đoạn sơ sinh nuôi rất khó và hay bị chết do bị bệnh ỉa phân trắng. Heo mẹ thường đẻ ít con (2 – 3 con/lứa) nên hiệu quả không cao. Do vậy, khi nuôi giống chỉ nên nuôi bố heo rừng thuần Việt Nam là tốt nhất.

So với heo rừng Thái Lan, heo rừng Việt Nam có chân thon hơn, tai đứng hơn, mõm dài hơn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định (Trang 32 - 33)