KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.2.3. Heo rừng la
Heo rừng lai là con lai giữa heo rừng đực với heo nái địa phương thả rông của người dân tộc (giống heo gần như hoang dã) tạo ra con lai với ưu thế lai cao của cả bố và mẹ. Heo lai có sức đề kháng mạnh, khả năng chịu đựng kham khổ với môi trường sống tự nhiên cao, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt rất thấp…
Thông thường người ta cũng hay dùng giống heo ỉ để phối với con heo rừng để cho ra lớp heo rừng con lai F1; sau đó tiếp tục lấy heo cái đời F1 phối với heo rừng đực gốc cho ra đời heo F2, từ đời heo lai F2 phối giống với heo rừng gốc sẽ cho đời heo lai F3 đây là dòng heo rừng thuần chủng 100% có chất lượng thịt ngon tương đương với thịt heo rừng thứ thiệt, có thể phát triển nuôi lấy thịt.
Chúng ta cũng có thể tạo heo rừng lai bằng cách: Lai giữa bố thuần Việt Nam và mẹ Thái Lan và tiếp tục lai tạo đời F4, F5 (tức trên 95% là rừng thuần Việt) hoặc lai tạo bố Thái Lan và mẹ thuần Việt Nam…
Heo rừng Việt Nam lai Thái Lan đời F4, F5: Đây được coi là loại giống ưu việt nhất, do con giống ở đời này đã loại bỏ được những nhược điểm ở heo rừng Thái Lan và phát huy được những ưu điểm của heo rừng Việt Nam.
Vì sống gần con người những heo rừng lai đã hiền hơn, dạn dĩ với người hơn. Tuy nhiên, với người quen thì chúng thế còn đối với người lạ thì mấy con heo rừng cũng lồng lộng lên, miệng gầm gừ, mắt láo liên vì bản tính hoang dã không bị mất đi.
Heo rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, răng nanh phát triển mạnh, da lông màu hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và
cứng hơn, ánh mắt lấm lét trông hoang dã… Khối lượng lúc trưởng thành (con đực thường lớn hơn con cái), con đực nặng 50 - 70 kg, con cái nặng 30 - 40 kg…