Tình hình chăn nuô

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định (Trang 43 - 44)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.3.2.3.Tình hình chăn nuô

Sau khi con heo mua nuôi lần đầu phát triển đến 45 kg, ông chuyển nó ra ngoài trang trại trồng cây lâm nghiệp và cây ăn trái của ông ở thôn Hội Bình, xã Nhơn Hội (TP. Quy Nhơn). Sau đó, ông mua tiếp 1 con heo nái nhà đang động dục mang về để lai tạo. Cuối cùng thì ông cũng đã tiến hành lai tạo thành công.

Sau đó, ông theo dõi báo chí, lên mạng tìm mua heo nái rừng có nguồn gốc Thái Lan tại tỉnh Bình Phước và nái giống Móng Cái của đồng bào dân tộc về cho sinh sản. Hiện nay, trang trại của ông có số lượng đàn heo rừng đáng kể.

Bảng 3.8: Cơ cấu đàn heo của trại ông Chạng (Nhơn Hội)

(Đơn vị: con)

Tổng số lượng

Heo đực giống

Heo cái giống

và hậu bị Heo con

Lợn rừng thuần Việt 33 5 2 26

Lợn lai 127 0 89 38

Lợn Thái Lan 4 0 4 0

Tổng số 164 5 95 64

Qua bảng trên ta thấy được tổng đàn heo rừng mà trại đang nuôi gồm có 164 con; trong đó có 5 heo đực giống, 95 con heo cái giống và hậu bị, 64 con

heo con. Qua bảng ta cũng thấy được cơ cấu giống của trại gồm 33 con heo rừng thuần Việt Nam, 127 con heo rừng lai và 4 con heo rừng Thái Lan.

Ông Phan Đình Chạng tiến hành nuôi heo rừng vào khoảng 8 năm trước đây. Lúc đầu chỉ có 7 con nhưng đến nay số lượng đã tăng lên gấp nhiều lần.

Kinh nghiệm: Theo ông đối với việc nuôi heo rừng thì không cần diện

tích quá rộng cũng như chuồng trại quá kiên cố. Điều này sẽ tiếc kiệm được nhiều về chi phí chuồng trại nhưng lại còn mang những lợi thế như sau:

- Đối với heo rừng là động vật hoang dã nên bản tính rất nhút nhác, khi gặp người lạ hoặc có tiếng động lạ thì nó cảm thấy bị đe họa, hoảng hốt chạy tán loạn. Điều này nếu chúng ta nuôi ở chuông trại quá rộng thì chúng sẽ chạy trốn gây khó khăn cho việc chăn sóc cũng như quản lý. Nhưng nếu như nuôi ở chuồng nuôi diện tích nhỏ thì khi tiếp xúc với con người lần đầu thì heo rừng có chạy cũng không chạy đâu được. Sau một thời gian nuôi nó nhận thấy con người không làm gì hại đến nó thì nó sẽ không hoảng hốt nữa. Nuôi một thời gian thì chúng ta có thể tiến lại gần heo rừng và có thể vuốt ve nó. Heo rừng sẽ trở nên hiền tính hơn và quen tiếp xúc với con người. Ngày nào cũng như vậy thì chúng ta sẽ thuần hóa được heo rừng.

- Cần phải chia và phân chia nhiều ô nhỏ cho từng loại heo rừng ở các khối lượng và tình trạng sức khỏe như nhau vào một chuồng, làm như vậy sẽ quản lý được đàn heo về thức ăn. Chúng sẽ ăn đều nhau, khó tranh nhau và tránh được trường hợp con lớn ăn hết thức ăn của con bé làm cho con bé ngày càng ốm yếu và chết

- Hơn nữa diện tích chuồng nhỏ sẽ dễ quản lý về số lượng, dịch bệnh, tiêm phòng…

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định (Trang 43 - 44)