SO SÁNH PHÚC LỢI GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI HÀNG HÓA

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản suất và tiêu thụ gà thịt công nghiệp ở Đồng Tháp (Trang 45 - 48)

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI GÀ THỊT CÔNG

4.2 SO SÁNH PHÚC LỢI GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI HÀNG HÓA

HÓA

Mỗi tác nhân có một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự phát triển của chuỗi hàng hóa. Nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng tác nhân là nhân tố quyết định sự tồn tại của chuỗi hàng.

Vì hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lỗ 1 khoản tiền 598 đ/kg và các hộ này chăn nuôi không liên tục và chỉ nuôi theo dự án nên khi so sánh trong chuỗi sản phẩm ta chọn tác nhân chăn nuôi là hộ chăn nuôi lớn. Mặt khác do thời gian mang lại kết quả sản suất kinh doanh của các tác nhân dài ngắn khác nhau ( hộ sản xuất mất 65 ngày, người thu gom mất ngày, lò giết mổ mất 1 ngày) nên việc so sánh gặp nhiều khó khăn. Do chi phí bỏ ra cho 1kg gà thịt của các tác nhân gần bằng nhau nên ta cần quy đổi thời gian thống nhất là lợi nhuận/ngày/kg sẽ dễ dàng so sánh và thấy rõ hơn sự chênh lệch lợi nhuận của các hộ.

Bảng 18: So sánh lợi nhuận của từng tác nhân (Tính cho 1 kg gà công nghiệp lấy thịt)

ĐỐI TƯỢNG LỢI NHUẬN TỦ SUẤT LỢI NHUẬN (%)

- Hộ chăn nuôi - Người thu gom - Lò giết mổ 114,38 1519,47 6163,08 0,71 6,20 21,40

Hình 3: Đồ thị so sánh lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi hàng hóa

Qua bảng 18 và hình 3 ta thấy hộ chăn nuôi là người đầu tiên tạo nên dòng sản phẩm và cũng là người thu ít lợi nhuận nhất trong các thành viên của chuỗi sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 0,71% đó là tỷ suất thấp so với các tác nhân trong chuỗi hàng. Cao nhất là lò giết mổ đạt 21,40% nhưng nếu xem xét rõ qua thực tế cho thấy thì người thương lái là trung gian thu nhiều lợi nhuận nhất mặc dù tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 6,2% trong tổng chi phí cho 1 kg gà thịt nhưng vì thương lái quy mô mua bán với số lượng lớn hơn lò mổ rất nhiều. Căn cứ vào số liệu điều tra hiện nay các lò mổ 90% là gia công cho các bạn hàng nhỏ lẻ nên việc thu lợi nhuận từ việc trực tiếp đứng ra kinh doanh gà thịt thành phẩm là nhỏ dù kết quả phân tích có được lợi nhuận cao do họ gia công gia câm cho bạn hàng nhỏ lẻ ở chợ là chủ yếu. Điều đáng quan tâm là tác nhân cuối cùng không mở rộng kênh phân phối thì chuỗi hàng sẽ không phát triển mạnh và duy trì lâu dài. Vì thế kênh phân phối có thể chuyển sang kênh mới là không có mặt của lò giết mổ mà được thay là người bán lẻ gà thịt là đối tượng chiếm tỷ lệ cao về việc thuê gia công ở các lò giết mổ hiện nay.

Kênh kinh doanh phân phối gà thịt là kênh khá lý tưởng cho những tác nhân đứng sau vì họ tạo ra sự tăng thêm giá trị của sản phẩm, tuy nhiên khó phát triển mở rộng vì hiện nay các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không đủ vốn để mở rộng và họ không thu được lợi nhuận cao trong chăn nuôi, do đó họ có thể sẽ chuyển đổi hình

tiếp tục mở rộng với qui mô lớn hơn nhưng số lượng các trại này rất ít. Mặc khác, người thu gom cũng không đủ năng lực để thu mua gà với số lượng lớn và tìm kiếm nhiều thị trường. Cuối cùng là lò mổ chưa trang bị những thiết bị giết mổ hiện đại mà chỉ giết mổ gia công và hoạt động thủ công truyền thống nên việc tăng số lượng gà thịt của kênh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Muốn phát triển kênh phân phối này còn cần rất nhiều ở sự quan tâm ở các cơ quan nhà nước. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích chăn nuôi, tạo cho người dân an tâm trong tiêu thụ sản phẩm về giá cả và nơi tiêu thụ. Cấp giấy chứng nhận cho các hộ nuôi để thương lái có thể dễ dàng tiêu thụ gà ở các địa phương khác. Đầu tư vốn xây dựng lò mổ và kêu gọi sự hợp tác quản lý của nhân dân để ít nhất có 2 lò mổ ở mỗi huyện trong tỉnh.

Để đạt được hiệu quả phát triển mạnh kênh phân phối gà thịt trong và ngoài tỉnh là một vấn đề lâu dài đòi hỏi sự hợp tác của nhiều tác nhân từ hộ chăn nuôi đến lò giết mổ và người bán lẻ, đặc biệt phải có sự giúp đõ của các cơ quan nhà nước. Trước tiên, nhà nước cần có những chính sách thích hợp nhằm điều hòa lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi hàng hóa: hỗ trợ giá cho người chăn nuôi và quy định mức giá cụ thể của gia cầm để các hộ nuôi không bị ép giá, thành lập những cơ sở, hợp tác xã thu mua gà thịt gà thịt đem tiêu thụ ngoài tỉnh nhất là thị trường thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay Đồng Tháp đang rất quan tâm vấn đề này qua việc thực hiện các dự án hỗ trợ con giống và thức ăn trong chăn nuôi, mục đích vừa tái tạo đàn gà của tỉnh vừa xóa đói giảm nghèo trong nhân dân. Đầu tư xây dựng ở mỗi huyện đều có lò giết mổ tập trung, khuyến khích người dân kinh doanh giết mổ sạch đảm bảo vệ sinh, an toàn trong tiêu dùng. Mở rộng đồng vốn vay cho nhiều đối tượng nhất là các hộ chăn nuôi và thu gom thiếu vốn giúp họ có đủ vốn để sản xuất, kinh doanh góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Chương 5

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản suất và tiêu thụ gà thịt công nghiệp ở Đồng Tháp (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w