lượng xuất chuồng của hộ chăn nuôi.
Tổng sản lượng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định doanh thu của các hộ chăn nuôi. Vì vậy việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổng sản lượng là rất cần thiết để ta có thể duy trì những nhân tố tích cực làm tăng tổng sản lượng và hạn chế những nhân tố tiêu cực làm giảm tổng sản lượng xuất chuồng. Kết quả hồi quy của việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng sản lượng xuất chuồng như sau: (phương trình được thực hiện bởi chương trình Excel của máy tính).
Bảng 13: Kết quả tương quan giữa tổng sản lượng xuất chuồng và các nhân tố ảnh hưởng đến tổng sản lượng. MÔ HÌNH HỆ SỐ TƯƠNG QUAN BỘI (R) HỆ SỐ XÁC ĐỊNH (R2) (R2) ĐIỀU CHỈNH SINGIFICANCE F 1 0,967 0,975 0,969 5,43154E-36
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG HỆ SỐ HỒI QUY
(Coefficients)
P- VALUE
Hệ số -4,498 0,875
Số lượng gà được nuôi 1,607 1,008E-23
Số lượng gà bị chết -1,635 5,946E-10
Lao động 0,000007 0,659
Thức ăn 0,0000006 0,846
(Nguồn: Kết quả hồi quy từ Excel)
Phương trình hồi quy tuyến tính (với mức ý nghĩa 5%) như sau: Y= -4,498 + 1,607X1 – 1,635X2 + 0,000007X3 + 0,0000006X4
Cố định các biến độc lập X2 (số lượng gà bị chết), X3 (lao động); X4 (thức ăn); thì khi X1 (số lượng gà được nuôi) tăng lên 1con thì tổng sản lượng gà xuất chuồng của các hộ chăn nuôi sẽ tăng 1,607 kg. Với P-value nhận được thì sự nhận xét trên là đáng tin cậy.
Cố định các biến độc lập X1; X3; X4 thì khi X2 (số lượng gà bị chết) tăng lên 1 con thì tổng trọng lượng xuất chuồng của người chăn nuôi giảm xuống 1,635 kg. Sự tác động của nhân tố này đến tổng sản lượng xuất chuồng của người nuôi là đáng tin cậy.
Cố định các biến độc lập X1; X2; X4 thì khi X3 (số lao động) tăng lên 1 người thì tổng trọng lượng xuất chuồng của người chăn nuôi tăng lên 0,000007kg/con.
Cố định các biến độc lập X1; X2; X3; thì khi X4 (thức ăn) tăng lên 1kg thì tổng trọng lượng xuất chuồng của người chăn nuôi tăng 0,0000006 kg.
Ngoài các nhân tố làm tăng tổng sản lượng xuất chuồng nói trên cũng có các nhân tố khác tác động làm giảm tổng trọng lượng xuất chuồng của hộ chăn
xuất,thời gian nuôi, loại thức ăn… góp phần làm giảm tổng trọng lượng xuất chuồng của người nuôi.
Hệ số R2 = 0,975 có ý nghĩa là 97,5% sự thay đổi của tổng trọng lượng xuất