Người thu gom

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản suất và tiêu thụ gà thịt công nghiệp ở Đồng Tháp (Trang 39 - 42)

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI GÀ THỊT CÔNG

4.1.2.2Người thu gom

Đây là tác nhân quan trọng trong khâu tiêu thụ gà thịt, họ mua gần như hầu hết các hộ chăn nuôi trong vùng, chỉ còn một số ít các hộ chăn nuôi là bán lẻ cho đám tiệc hay các bạn hàng nhỏ ở chợ vùng sâu không cần phải qua lò mổ. Phần lớn họ là người ở địa phương khác nhưng thuộc trong tỉnh Đồng Tháp lại mua hoặc họ cũng chính là người ở địa phương của các hộ chăn nuôi và đôi khi cũng có những thương lái ngoài tỉnh đến thu mua (nhưng tỷ lệ thương lái ngoài tỉnh đến thu mua chiếm tỷ lệ thấp 5,5%).

Phương thức thu gom của họ là đến từng hộ chăn nuôi khi người chăn nuôi báo với họ là gà đã đến thời kỳ xuất chuồng. Họ mua ở nhiều hộ chăn nuôi khác nhau với giá cũng khác nhau. Mỗi lần thu mua từ 100 đến 500 kg gà hơi, tùy theo đồng vốn mà họ có được và tùy thuộc vào khả năng tìm thị trường tiêu thụ của họ và cũng có những người thu gom với quy mô lớn hơn.

- Phương tiện mà họ sử dụng để thu mua gà thường là xe môtô, khi cân gà xong thì hầu hết họ đều thanh toán bằng tiền mặt cho người chăn nuôi.

- Người thu gom có một số cách để tiêu thụ lượng gà thu gom được như sau (xem hình 2): (1) họ đem bán trực tiếp cho các lò mổ theo hợp đồng trước, (2) họ bán lại cho người thu gom khác (thu gom với số lượng lớn hơn hoặc bạn hàng lẻ trong tỉnh), (3) bán ra ngoài tỉnh, (4) họ trực tiếp giết mổ hoặc bán sống ở các chợ. Nhưng hầu hết người thu gom chọn cách tiêu thụ thứ (1) và (2) vì đó là con đường gà thịt công nghiệp được tiêu thụ nhanh hơn và số lượng nhiều hơn giúp người thu gom tốn ít thời gian và thu được lợi nhuận nhanh hơn. Còn với cách thứ (3) là dành cho những người thu gom mà có hợp đồng trước với sự bảo đảm gà ra ngoài tỉnh được an toàn và không bị tịch thu. Còn cách (4) dành cho các bạn hàng thu gom nhỏ lẻ với khoảng 100 kg trở xuống.

- Lao động: chủ yếu là lao động gia đình, người thu gom phần lớn là những người có độ tuổi trung niên (35 – 45 tuổi) nên kinh nghiệm thu mua của họ cũng rất lâu trung bình từ 5 đến 10 năm và hoạt động thu gom từ 2 đến 3 người. Thường họ là vợ chồng (nếu người vợ là người đứng ra mua thì chồng phụ giúp việc chuyên chở và vận chuyển), hoặc họ chỉ thuê thêm 1 lao động đi thu mua với họ. Nếu tính chi phí lao động thuê hay lao động gia đình quy ra tiền thì chi phí lao động trung bình mà họ thuê là 30.000 đ/ngày/ngày.

- Hoạt động thu gom của họ thường kết thúc trong ngày kể cả việc mua và bán, nếu chậm hơn là chỉ 2 ngày. Vì họ không thích nhốt gà lâu sẽ tốn chi phí về nơi nhốt và nhiều hao hụt về trọng lượng gà hoặc nhiều hao hụt khác.

Bảng 16: Phân tích chi phí và doanh thu của người thu gom.

(Tất cả các chi phí được quy về tính trên kg của gà hơi được thu mua) ĐVT: đ/kg KHOẢN MỤC SỐ TIỀN Nhỏ Nhất Trung Bình Lớn nhất (1) Tổng TL TB mỗi chuyến (kg) (2) Doanh thu/ kg (3) Tổng chi phí

(4a) Chi phí thu mua (giá mua) (4b) Chi phí vận chuyển

(4c) Chi phí lao động thuê (4d) Chi phí lao động nhà (4e) Chi phí kiểm dịch (4f) Chi phí điện, nước

(4g) Giấy phép kinh doanh (thuế) (4h) Chi phí lãi vay

(4i) Chi phí khác

(4) Lãi ròng

(5) Tỷ suất lợi nhuận (%)

- Lợi nhuận TB/chuyến

100,00 23.000,00 22.309,31 21.000,00 1.100,00 0,00 62,65 33,33 17,00 33,33 0,00 63,00 1.190,69 5,34 119.000 340,00 26000,00 24.480,53 22.438,00 1.275,00 191,67 259,98 58,16 28,00 63,42 13,30 153,00 1.519,47 6,20 516.620 800,00 27.500,00 27.209,15 24.000,00 1.500,00 416,67 666,67 104,14 42,00 86,67 60,00 333,00 2.290,85 8,42 1.832.680,

(Nguồn: điều tra trực tiếp ở Đồng Tháp năm 2007)

Hoạt động thu gom mang lại lợi ích trung bình 1.519 đ/kg với thu nhập trung bình 516.620 (đ/chuyến), đây là mức thu nhập tương đối khá đối với người dân ở vùng nông thôn. Vì mỗi lần thu gom họ chỉ mất 1 ngày đến 2 ngày. Bảng 16 thể hiện chi phí bỏ ra của một chuyến thu gom kéo dài 2 ngày, nếu họ hoàn tất thu gom trong ngày thì lợi nhuận của họ sẽ tăng cao hơn, vì thu gom và bán đi trong ngày thì chi phí sẽ ít hơn. Đặc biệt người thu gom sẽ bán được giá cao hơn mức bình thường từ 500 đến 1.000(đ/kg) nếu họ bán lượng gà thu gom được cho thương lái ngoài tỉnh hoặc họ trực tiếp bán ở ngoài tỉnh, đây là kênh mà các thương lái luôn muốn mở rộng và phát triển. Nhưng để đưa được lượng gà thu gom ra ngoài tỉnh là khó khăn vì các tỉnh ở ĐBSCL đều có chính sách phòng ngừa

dịch cúm và kiểm dịch rất chặt chẽ nên thương lái gặp không ít khó khăn trong tiêu thụ, đôi khi thương lái đang trên đường vận chuyển bị cán bộ của tỉnh khác kiểm tra và thường lượng gà sẽ bị tịch thu đem tiêu hủy vì thiếu giấy chứng nhận về gà sạch, mặt khác phương tiện vận chuyển còn nhiều hạn chế vì các thương lái nhỏ thường không có xe tải nhỏ mà chỉ vận chuyển bằng xe môtô làm gà dễ bị chết gây hao hụt trong tiêu thụ và khoảng cách đường xa tốn nhiều chi phí. Điều quan trọng là khi dịch cúm xảy ra người thu gom phải ngưng thu mua vì không có nguồn hàng và không tiêu thụ được, họ phải chuyển nghề để kiếm thu nhập cho gia đình.

Qua thực tế điều tra cho thấy càng thu mua với quy mô lớn thương lái càng có lợi cao hơn. Vì vậy cần tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô thu mua vừa tạo được nhiều lợi nhuận cho bản thân vừa khuyến khích sự phát triển chăn nuôi của các hộ dân nhưng hầu hết hộ thu gom thích làm ăn nhỏ không muốn mở rộng quy mô vì nếu mở rộng họ phải tìm thị trường tiêu thụ rộng hơn cả trong và ngoài tỉnh, điều này theo họ hiện nay đang gặp nhiều khó khăn và họ cần sự hỗ trợ của nhà nước. Vì vậy họ mua với số lượng vừa sức với số vốn và số lao động gia đình, điều quan trọng là họ cảm thấy khá hài lòng về mức lợi nhuận mà họ nhận được.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản suất và tiêu thụ gà thịt công nghiệp ở Đồng Tháp (Trang 39 - 42)