Phân tích hồi quy tương quan các nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận của hộ chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản suất và tiêu thụ gà thịt công nghiệp ở Đồng Tháp (Trang 33 - 36)

gà chết trong mỗi vụ, số lao động và thức ăn.

 Hệ số tương quan bội R = 0,967 nói lên rằng sự liên hệ giữa tổng trọng lượng xuất chuồng của các hộ chăn nuôi với các yếu tố số lượng gà được nuôi, số lượng gà chết trong mỗi vụ, số lao động và thức ăn là chặt chẽ.

 Với giá trị Sig.F =3,789x10-10 là rất nhỏ so với mức ý nghĩa trong kiểm định là 5% nên mô hình hồi quy rất có ý nghĩa, nghĩa là các biến độc lập lập X1 (số lượng con được nuôi) X2 (số lượng gà chết), X3 (lao động); X4 (thức ăn); có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y (tổng sản lượng gà xuất chuồng). (Xem phụ lục)

3.4.2 Phân tích hồi quy tương quan các nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận của hộ chăn nuôi. hộ chăn nuôi.

Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào thì lợi nhuận là điểm hướng đến hàng đầu khi quyết định bỏ ra chi phí để đầu tư. Trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy thịt cũng vậy, lợi nhuận luôn được nông hộ quan tâm rất nhiều vì đây là yếu tố quyết định có nên duy trì hình thức chăn nuôi này nữa không. Lợi nhuận trong chăn nuôi thì phụ thuộc rất nhiều vào chi phí nhất là chi phí giống , chi phí thức ăn và chi phí thuốc thú y…Kết quả hồi quy của việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các hộ chăn nuôi gà thịt sẽ cho ta phương trình hồi quy tuyến tính (với mức ý nghĩa 5%) như sau: (Phương trình được thực hiện bởi chương trình Excel của máy tính).

Bảng 14: Kếtquả tương quan giữa lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của người chăn nuôi.

MÔ HÌNH HÌNH HỆ SỐ TƯƠNG QUAN BỘI (R) HỆ SỐ XÁC ĐỊNH (R2) (R2) ĐIỀU CHỈNH SINGIFICANCE F 2 0,985 0,970 0,956 5,56E-12

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG HỆ SỐ HỒI QUY

(Coefficients)

P- VALUE

Hệ số 23.315,73 0,0001

Số năm kinh nghiệm 31,352 0,895

Thời gian nuôi mỗi vụ 3,185 0,964

Số lượng gà được nuôi -0,972 0,033

Chi phí lao động -1,138 8,407E-07

Chi phí chuồng trại 0,168 0,854

Chi phí thức ăn -0,963 8,930E-06

Chi phí công cụ -2,403 0,254

Chi phí thuốc thú y -1,679 1,395E-05

(Nguồn: Kết quả hồi quy từ Excel)

Từ kết quả xử lý ta có phương trình tuyến tính như sau:

Y= 23.315,73 + 31,352X1 + 3,815X2 – 0,972X3 - 1,138X4 + 0,168X5 – 0,963X6 – 2,403X7 – 1,679X8

 Cố định các biến độc lập X2 (thời gian mỗi vụ nuôi), X3 (số lượng gà được nuôi); X4 (chi phí lao động), X5 (chi phí chuồng trại); X6 (chi phí thức ăn), X7 (chi phí công cụ), X8 (chi phí thuốc thú y) thì khi X1 (số năm kinh nghiệm) tăng lên 1 năm thì hộ chăn nuôi sẽ tăng lợi nhuận 31,352đ/con.

 Cố định các biến độc lập X1; X3; X4; X5; X6, X7, X8 thì khi X2 (thời gian nuôi) tăng lên 1 ngày ở mỗi vụ nuôi thì lợi nhuận của người chăn nuôi sẽ tăng 3,185đ/con.

 Cố định các biến độc lập X1; X2; X4; X5; X6, X7, X8 thì khi X3 (số lượng gà được nuôi) tăng lên 1con thì lợi nhuận của người chăn nuôi giảm 0,972 đồng. Vì qui mô nuôi nhỏ lẻ, kỹ thuật nuôi còn kém nếu họ có tăng số lượng gà nuôi thì người chăn nuôi vẫn bị lỗ, vì vậy họ không thích mở rộng quy mô nuôi. Với P-

 Cố định các biến độc lập X1; X2; X3; X5; X6, X7, X8 thì khi X4 (chi phí lao động) tăng lên 1.000đ thì lợi nhuận của người chăn nuôi giảm đi 1.118 đồng. Với P-value nhận được thì nhân tố này là đáng tin cậy.

 Cố định các biến độc lập X1; X2; X3; X4; X6, X7, X8 thì khi X5 (chi phí chuồng trại) được đầu tư thêm 1.000đ/kg thì lợi nhuận của người chăn nuôi tăng 168 đồng/kg. Điều này có nghĩa là cần phải chú ý đến hình thức chuồng và kỹ thuật làm chuồng, chuồng trại tốt làm cho gà đạt năng xuất cao hơn trong chăn nuôi.

 Cố định các biến độc lập X1; X2; X3; X4; X5, X7, X8 thì khi X6 (chi phí thức ăn) tăng lên 1.000đ thì lợi nhuận của người chăn nuôi giảm đi 963 đồng. Sự tác động của nhân tố thức ăn đến lợi nhuận của trại nuôi được xem là đáng tin cậy.

 Cố định các biến độc lập X1; X2; X3; X4; X5, X6, X8 thì khi X7 (chi phí công cụ ,dụng cụ) tăng lên 1.000đ thì lợi nhuận của người chăn nuôi giảm xuống 2.403 đồng.

 Cố định các biến độc lập X1; X2; X3; X4; X5, X6, X7 thì khi X8 (chi phí thuốc thú y) tăng lên 1.000đ thì lợi nhuận của người chăn nuôi giảm xuống 1.679 đồng. Sự tác động của nhân tố này đến lợi nhuận của trại nuôi cũng được xem là đáng tin cậy.

 Ngoài các nhân tố làm giảm chi lợi nhuận nói trên cũng có các nhân tố khác tác động làm tăng lợi nhuận của hộ chăn nuôi là 23.315,73 đồng. Chẳng hạn như nhân tố giá bán khi xuất chuồng tăng lên so với mức bình thường hay tận dụng được chất độn chuồng của mỗi vụ thì người nuôi sẽ đạt lợi nhuận nhiều hơn.

 Hệ số R2 = 0,970 có ý nghĩa là 97% sự thay đổi của lợi nhuận của các hộ chăn nuôi do ảnh hưởng của số năm kinh nghiệm, thời gian nuôi mỗi vụ, số lượng gà được nuôi trong mỗi vụ, chi phí lao động, chi phí xây dựng chuồng trại ,chi phí thức ăn, chi phí công cụ, dụng cụ và chi phí thuốc thú y. Hệ số tương quan bội R = 0,985 nói lên rằng sự liên hệ giữa lợi nhuận của các hộ chăn nuôi với các yếu tố số năm kinh nghiệm, thời gian nuôi mỗi vụ, số lượng gà được nuôi trong mỗi vụ, chi phí lao động, chi phí xây dựng chuồng trại ,chi phí thức ăn, chi phí công cụ, dụng cụ và chi phí thuốc thú y là chặt chẽ.

 Với giá trị Sig.F = 5,56E-12 thì mô hình kiểm định của các yếu tố ảnh hưởng đến tổng sản lượng xuất chuồng của người nuôi có ý nghĩa về mặt thống kê (mức ý nghĩaα của kiểm định là 5%). (Xem phụ lục)

Tóm lại

Từ kết quả của việc phân tích hiệu quả chăn nuôi của các hộ chăn nuôi gà công nghiệp của các trại ở các huyện của tỉnh Đồng Tháp, ta có thể đưa ra đánh giá như sau:

- Hình thức chăn nuôi gà công nghiệp của tỉnh còn rất nhỏ lẻ, nuôi theo phong trào, manh mún, tự phát, chưa thật sự đầu tư mạnh vào chăn nuôi gà công nghiệp, phương thức chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ nên chưa đạt hiệu quả, luôn bị thua lỗ nếu tính công lao động nhà, chưa cải thiện được thu nhập của người chăn nuôi, đời sống của họ vẫn còn nhiều khó khăn. Trái lại thì các hộ chăn nuôi lớn theo phương thức bán công nghiệp thì thường đạt hiệu quả cao, lợi nhuận thu được trong các vụ nuôi về cả hai mặt lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận tài chính góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người chăn nuôi nhưng số lượng các trại lớn này chiếm rất ít trong mỗi huyện của tỉnh Đồng Tháp.

- Trong hiệu quả chăn nuôi họ chỉ nhận được việc hỗ trợ con giống, điều này chỉ cải thiện một phần nào đó chi phí. Nhưng huyện chỉ hỗ trợ vụ đầu tiên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí nuôi mà người chăn nuôi mới bắt đầu nuôi thường khó tiết kiệm được chi phí, do đó họ không có lợi nhuận.

- Do chăn nuôi không có lợi nhuận cao nên các trại nhỏ đa phần họ không muốn tiếp tục duy trì hay mở rộng quy mô nuôi.Trái lại các hộ chăn nuôi quy mô lớn thì có được lợi nhuận cao nên họ luôn có xu hướng duy trì và mở rộng quy mô nuôi. Như vậy những trại đang nuôi ở quy mô lớn nên tiếp tục chăn nuôi còn các trại chăn nuôi nhỏ nên chuyển đổi sang hình thức nuôi lớn, có lợi hơn, mang lại thu nhập cao hơn. Điều này cho thấy nuôi gà công nghiệp quy mô lớn là hình thức chăn nuôi phù hợp giúp cho bà con đạt được những mong muốn về lợi nhuận, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình của người chăn nuôi đồng thời cũng góp phần củng cố và ổn định kinh tế của tỉnh nhà.

Chương 4

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản suất và tiêu thụ gà thịt công nghiệp ở Đồng Tháp (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w