Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến TTTĂ/kgTT và chi phí thức ăn/kg TT (đồng/kgTT) của lợn thịt

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TRẠI TIỀN PHONG (Trang 52 - 56)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến TTTĂ/kgTT và chi phí thức ăn/kg TT (đồng/kgTT) của lợn thịt

đến TTTĂ/kgTT và chi phí thức ăn/kg TT (đồng/kgTT) của lợn thịt qua các tháng thí nghiệm.

Chỉ tiêu này ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của 1kg trọng lượng hơi, mức tiêu tốn TĂ/kg tăng trọng càng lớn thì giá thành của 1 kg trọng lượng hơi càng cao.

Bảng 14 : Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL- Methionine đến TTTĂ và CPTĂ của lợn qua các tháng thí nghiệm.

Chỉ tiêu Lô SE P ĐC TN Tiêu tốn thức ăn tháng 1 (kgTĂ/kgTT) 4,27 3,63 0,245 0,098 Tiêu tốn thức ăn tháng 2 (kgTĂ/kgTT) 3,62 3,27 0,109 0,046 Tiêu tốn thức ăn tháng 3 (kgTĂ/kgTT) 3,94 3,83 0,083 0,345 TB tiêu tốn thức ăn sau 3 tháng

thí nghiệm (kgTĂ/kgTT)

3,94 3,57 0,046 0,001

% so lô đối chứng 100 90,61

TB chi phí thức ăn sau 3 tháng thí nghiệm (đồng/kgTT)

18563 17547 233,3 0,012

% so lô đối chứng 100 94,53

SE : Sai số của số trung bình P : Xác suất

Ghi chú: Giá nguyên liệu thức ăn ở thời điểm TN (đồng/kgTĂ) Cám 3600đ Khô dầu lạc 4500đ Methionine 85000đ

Ngô 4200đ Bột cá 8500đ Lysine 45000đ

Premix 50000đ

Qua bảng 14 ta thấy ở tháng thí nghiệm thứ nhất thì TTTĂ/kgTT của lợn ở lô TN và TTTĂ/kgTT của lợn ở lô đối chứng có sự sai khác. Cụ thể TTTĂ/kgTT ở lô thí nghiệm và lô đối chứng lần lượt là 3,63 và 4,27 kg TĂ/kgTT. Tuy nhiên sự sai khác này chưa có ý nghĩa với p = 0,098.

Sang tháng thí nghiệm thứ 2, chúng tôi vẫn tiếp tục bổ sung L-Lysine và DL-Methionine lần lượt với mức là 0,3% và 0,15% thì TTTĂ/kg TT của lợn ở lô thí nghiệm là 3,27 kg TĂ/kgTT thấp hơn so với lô đối chứng là 0,35 kg TĂ tương ứng với 9,7%. Sự sai khác này có ý nghĩa với p = 0,046.

Ở tháng thí nghiệm thứ 3, chúng tôi tiếp tục bổ sung L-Lysine và DL- Methionine với hàm lượng lần lượt là 0,15% và 0,07% thì TTTĂ/kgTT của lợn ở lô đối chứng và lô thí nghiệm cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên sự sai

khác này chưa có ý nghĩa với p = 0,345. TTTĂ/kgTT của lợn ở lô thí nghiệm và lô đối chứng lần lượt là 3,82 và 3,94 kg TĂ/kgTT.

Trung bình sau 3 tháng thí nghiệm thì TTTĂ/kgTT của lợn ở lô đối chứng và lô thí nghiệm lần lượt là 3,94 và 3,57 kg. Lô thí nghiệm cho kết quả thấp hơn so với lô đối chứng là 0,37 kg (9,4%). Sự sai khác này rất có ý nghĩa với p = 0,001. Có sự sai khác về TTTĂ/kgTT giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng là do sai khác về lượng ăn vào và khả năng tăng trọng của lợn. Như vậy, với việc bổ sung L-Lysine và DL-Methionine (hàm lượng 0,3% L-Lysine + 0,15% DL-Methionine trong giai đoạn 20-50 kg và 0,15% L-Lysine + 0,07% DL-Methionine trong giai đoạn >50 kg) đã thúc đẩy tính thèm ăn của lợn, tăng khả năng chuyển hóa thức ăn, hấp thu thức ăn dẫn đến làm tăng khả năng tăng trọng của lợn. Vì vậy, TTTĂ/kgTT của lợn ở lô thí nghiệm thấp hơn so với lợn ở lô đối chứng.

So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa Lý (2005) [39] thì kết

quả của chúng tôi có xu hướng cao hơn. Theo tác giả khi bổ sung 0,2% L- Lysine + 0,1% DL-Methionine cho lợn ở giai đoạn 20-50kg và 0,1% L- Lysine + 0,05% DL-Methionine cho lợn ở giai đoạn 50-100 kg vào khẩu phần

có chứa 15% lá sắn ủ (VCK) của lợn F1 (ĐB x MC) thì TTTĂ/kgTT là 2,59kg

VCK.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có chiều hướng cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Văn An và cs (2005) [1]. Khi bổ sung 0,4% L-Lysine

và 0,2% DL-Methionine vào khẩu phần sử dụng lá khoai lang ủ thì TTTĂ/kgTT là 3,07 kg.

Để có cơ sở phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế về việc sử dụng thức ăn hỗn hợp tự chế biến tại địa phương có bổ sung L-Lysine và DL-Methionine trong khẩu phần lợn thịt F1, chúng tôi đã thu thập số liệu về giá cả của các loại thức ăn sử dụng trong thời gian nuôi thí nghiệm. Tuy nhiên, số liệu thu thập ở đây chỉ dừng ở mức theo dõi hoạt động chăn nuôi ở trang trại.

Qua bảng 14 ta thấy trung bình sau 3 tháng thí nghiệm chi phí thức ăn của lợn ở lô thí nghiệm và lô đối chứng có sự sai khác, cụ thể là CPTĂ/kgTT của lợn ở lô thí nghiệm là 17547 đồng, còn ở lô đối chứng là 18563 đồng. CPTĂ/kgTT của lợn ở lô thí nghiệm thấp hơn so với lô đối chứng là 1016 đồng, giảm 5,47% so lô đối chứng. Sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê với p = 0,012.

Methionine ở giai đoạn 20-50kg và 0,15% L-Lysine + 0,07% DL-Methionine ở giai đoạn >50 kg) trong khẩu phần lợn thịt F1 nuôi bằng các loại thức ăn tự chế biến tại địa phương đã làm giảm chi phí thức ăn/kg TT.

So với kết quả nghiên cứu của Lê Văn An và cs (2005) [1] thì kết quả của chúng tôi có xu hướng cao hơn vì giá thức ăn ở các thời điểm nghiên cứu khác nhau nên chi phí thức ăn cũng khác nhau nhưng kết quả cho thấy việc bổ sung axit amin trong khẩu phần của lợn với nguồn thức ăn hỗn hợp tự chế biến từ nguyên liệu của địa phương đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Tăng khả năng tăng trọng của lợn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp, giảm chi phí thức ăn/kg tăng trọng.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TRẠI TIỀN PHONG (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w