Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến trọng lượng của lợn qua các tháng thí nghiệm

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TRẠI TIỀN PHONG (Trang 43 - 45)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến trọng lượng của lợn qua các tháng thí nghiệm

đến trọng lượng của lợn qua các tháng thí nghiệm

Theo dõi về sự thay đổi khối lượng cơ thể của gia súc là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của thức ăn, chỉ tiêu này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi lợn. Sự biến đổi về khối lượng cơ thể lợn qua các tháng thí nghiệm được trình bày như sau :

Bảng 11 : Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL- Methionine đến trọng lượng của lợn qua các tháng thí nghiệm.

Chỉ tiêu Lô SE P ĐC TN P ban đầu (kg) 27,67 27,83 0,75 0,879 P sau 1 tháng (kg) 39,33 42,67 1,92 0,247 P sau 2 tháng (kg) 56,17 63,17 1,83 0,022 P sau 3 tháng (kg) 74,50 84,00 1,75 0,003 % so lô đối chứng 100 113 SE : Sai số của số trung bình P : Xác suất

Biểu đồ 1 : Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL- Methionine đến trọng lượng của lợn qua các tháng thí nghiệm.

Qua số liệu ở bảng 11 và biểu đồ 1 cho ta thấy trọng lượng lợn ở lô thí nghiệm tăng dần theo các tháng thí nghiệm, điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng của lợn.

Trọng lượng lợn bắt đầu thí nghiệm tương đối đồng đều giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng. Trọng lượng ban đầu của lô đối chứng là 27,67 ± 0,84 kg, ở lô thí nghiệm là 27,83 ± 0,65 kg, không có sự sai khác về trọng lượng giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng (p = 0,879).

Sau 1 tháng thí nghiệm thì lô đối chứng với khẩu phần ăn là thức ăn hỗn hợp tự chế biến của cơ sở không bổ sung thêm axit amin, còn lô thí nghiệm có bổ sung thêm L-Lysine và DL-Methionine với hàm lượng lần lượt là 0,3% và 0,15% thì trọng lượng lợn tương ứng là 39,33 và 42,67 kg. Trọng lượng lợn đã có sự chênh lệch giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng nhưng sự chênh lệch này chưa có ý nghĩa với p > 0,05.

Sau 2 tháng thí nghiệm, trọng lượng lợn ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng, sự chênh lệch này có ý nghĩa với p = 0,022. Sự tăng trọng lượng của lợn ở lô thí nghiệm cho thấy khi sử dụng khẩu phần cơ sở là các loại thức ăn địa phương chưa đáp ứng đủ nhu cầu các axit amin thiết yếu hay chưa cân đối axit amin nên khi bổ sung L-Lysine và DL-Methionine ở khẩu phần thí nghiệm đã có tác dụng làm tăng khả năng tăng trọng của lợn.

Sau 3 tháng thí nghiệm thì trọng lượng lợn ở lô thí nghiệm vẫn sai khác so với lô đối chứng, trọng lượng lợn ở lô đối chứng đạt 74,5 kg, trong khi đó lợn ở lô thí nghiệm ăn khẩu phần cơ sở có bổ sung thêm 0,3% L-Lysine + 0,15% DL-Methionine ở giai đoạn 20-50 kg và 0,15% L-Lysine + 0,07% DL- Methionine ở giai đoạn > 50 kg thì trọng lượng đạt 84 kg có nghĩa là trọng lượng lợn ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là 9,5 kg tương ứng với 13%. Sự sai khác này rất có ý nghĩa với p = 0,003. Kết quả này chứng tỏ ở lô thí nghiệm (có bổ sung L-Lysine và DL-Methionine) đã có tác dụng tốt, làm tăng trọng lượng của lợn cao hơn so với lô đối chứng (không bổ sung L-Lysine và DL-Methionine).

Như vậy trong thí nghiệm của chúng tôi lô thí nghiệm có bổ sung L- Lysine và DL-Methionine (với hàm lượng 0,3% L-Lysine + 0,15% DL-

Methionine trong giai đoạn > 50kg) đã cho kết quả trọng lượng lợn qua các tháng thí nghiệm cao hơn so với lô đối chứng không bổ sung axit amin, điều này do khẩu phần cơ sở chưa cân đối về axit amin. Trong khẩu phần cơ sở hàm lượng Lysine và Methionine lần lượt là 0,57% và 0,25% ở giai đoạn 1 (20-50 kg), 0,51% và 0,23% ở giai đoạn 2 (>50kg). Trong khi đó theo tiêu chuẩn ăn Việt Nam cho lợn lai về lysine và methionine lần lượt là 0,7% và 0,4% cho giai đoạn 1, ở giai đoạn 2 thì hàm lượng lysine và methionine tương ứng là 0,6% và 0,3%. Lượng axit amin thiết yếu còn thiếu so với nhu cầu của lợn nên khi bổ sung L-Lysine và DL-Methionine đã làm khẩu phần cân đối thành phần axit amin, nâng cao chất lượng protein của khẩu phần và làm tăng khả năng chuyển hoá thức ăn, tỷ lệ các axit amin cân đối nên nó có khả năng sử dụng hoàn toàn cho tổng hợp protein cũng như các thành phần khác trong cơ thể.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có xu hướng cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Văn An và cs (2005) [1] : Khi tác giả này bổ sung 0,4% L-Lysine và 0,2% DL-Methionine vào khẩu phần sử dụng lá khoai lang ủ thì sau 3 tháng thí nghiệm trọng lượng của lợn đạt 77,7 kg.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lộc và cs (2001) [17]. Khi bổ sung đơn lẻ DL-Methionine với các tỷ lệ 0,1%; 0,2%; 0,3% vào khẩu phần có mức sắn ủ 20% (giai đoạn lợn 25-50kg) và 40% (giai đoạn lợn 50-100kg) thì kết quả cho trọng lượng của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn so với trọng lượng lợn ở lô đối chứng trong đó mức bổ sung 0,2% cho tăng trọng cao hơn đạt 645 g/ngày.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TRẠI TIỀN PHONG (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w