Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến tăng trọng của lợn qua các tháng thí nghiệm.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TRẠI TIỀN PHONG (Trang 45 - 49)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến tăng trọng của lợn qua các tháng thí nghiệm.

đến tăng trọng của lợn qua các tháng thí nghiệm.

Kết quả này được thể hiện qua bảng 12

Bảng 12 : Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL- Methionine đến khả năng tăng trọng của lợn qua các tháng thí nghiệm .

Chỉ tiêu Lô ĐC TN Tăng trọng tháng 1 (g/con/ngày ) 389 494 41,31 0,101 Tăng trọng tháng 2 (g/con/ngày) 561 683 19,4 0,001 Tăng trọng tháng 3 (g/con/ngày) 611 694 10,69 0,001 Tăng trọng trung bình sau 3 tháng (g/con/ngày ) 520 624 14,03 0,001 % so lô đối chứng 100 120 SE : Sai số của số trung bình P : Xác suất

Biểu đồ 2 : Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL- Methionine đến khả năng tăng trọng của lợn qua các tháng thí nghiệm (g/con/ngày).

Ở tháng thứ nhất, khi trong khẩu phần ăn bổ sung 0,3% L-Lysine + 0,15% DL-Methionine tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn so với lô đối chứng. Tăng trọng của lợn ở lô đối chứng là 389 g/con/ngày trong khi đó tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm là 494 g/con/ngày. Như vậy tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là 105 g/con/ngày. Tuy nhiên sự chênh lệch này chưa có ý nghĩa với p = 0,101.

Ở tháng thí nghiệm thứ 2, khi chúng tôi tiếp tục bổ sung 0,3% L-Lysine và 0,15% DL-Methionine cho kết quả tốt hơn tháng thứ nhất, tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn so với tăng trọng của lợn ở lô đối chứng. Cụ thể tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm và lô đối chứng lần lượt là 683 và 561 g/con/ngày. Tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là 122 g/con/ngày tương ứng 22%. Sự sai khác này rất có ý nghĩa về mặt thống kê với p = 0,001.

Sang tháng thí nghiệm thứ 3, khi bổ sung 0,15% L-Lysine và 0,07% DL-Methionine vào khẩu phần ăn của lợn thí nghiệm thì kết quả thu được : Tăng trọng của lợn ở lô đối chứng và lô thí nghiệm theo thứ tự là 611 và 694 g/con/ngày. Như vậy tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn tăng trọng của lợn ở lô đối chứng là 83g (13,6%). Sự chênh lệch này là rất lớn với p = 0,001. Ta có thể giải thích sự chênh lệch này như sau: Trong khẩu phần cơ sở có tỷ lệ lysine và methionine lần lượt là 0,51% và 0,23% ở giai đoạn 2 (>50kg). Trong khi đó, theo tiêu chuẩn ăn Việt Nam cho lợn lai về lysine và methionine ở giai đoạn 2 thì hàm lượng lysine và methionine theo thứ tự là 0,6% và 0,3%. Như vậy, khẩu phần cơ sở chưa đảm bảo về lysine và methionine nên khi bổ sung lysine và methionine vào khẩu phần ăn của lợn thí nghiệm đã làm cân đối axit amin trong khẩu phần cơ sở, tăng khả năng chuyển hoá thức ăn của lợn nên có tác dụng tốt thúc đẩy tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm.

Trung bình sau 3 tháng thí nghiệm thì tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm có bổ sung L-Lysine và DL-Methionine cao hơn hẳn so với tăng trọng của lợn ở lô đối chứng. Cụ thể tăng trọng trung bình sau 3 tháng thí nghiệm của lợn ở lô đối chứng và lô thí nghiệm lần lượt là 520 và 624 g/con/ngày. Như vậy tăng trọng trung bình của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng

là 104 g/con/ngày. So với lô đối chứng thì lô thí nghiệm cao hơn 20%. Sự chênh lệch này rất rõ rệt với p = 0,001.

Qua kết quả đó chúng tôi có thể khẳng định việc bổ sung L-Lysine và DL-Methionine với hàm lượng là 0,3% L-Lysine + 0,15% DL-Methionine ở giai đoạn 20-50 kg và 0,15 % L-Lysine + 0,07 % DL-Methionine ở giai đoạn >50kg vào khẩu phần thức ăn hỗn hợp tự chế biến tại địa phương nuôi lợn thịt F1 tại trang trại đã có tác dụng tốt đến tăng trọng của lợn. Như vậy, trong các khẩu phần nuôi lợn thịt F1 bằng các loại thức ăn hỗn hợp tự chế biến tại điạ phương có bổ sung L-Lysine và DL-Methionine thì khả năng tăng trọng của lợn cao hơn không bổ sung L-Lysine và DL-Methionine. Sỡ dĩ tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm có bổ sung L-Lysine và DL-Methionine cao hơn so với lô đối chứng không bổ sung các axit amin này là bởi vì : Việc bổ sung các axit amin này trong khẩu phần có tác dụng làm cân đối axit amin trong khẩu phần, làm thỏa mãn nhu cầu axit amin của lợn. Ngoài ra, Lysine còn có khả năng làm tăng tốc độ sinh trưởng và sức sản xuất của lợn cũng như quá trình trao đổi chất của cơ thể. Methionine có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể, chức năng của tuyến gan, tuyến tụy. Đồng thời nó làm tăng tính thèm ăn của lợn, điều hòa trao đổi lipit, chống gan hóa mỡ. Theo Lương Đức Phẩm (1982) thì khi bổ sung 0,2% Lysine vào khẩu phần ăn của lợn thì sẽ làm lợn phàm ăn, tăng trọng nhanh.

So với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa Lý và cs (2001) [21] thì kết quả này có chiều hướng cao hơn. Theo tác giả thì bổ sung 0,1% L-Lysine + 0,05% DL-Methionine vào khẩu phần lợn lai 3/4 máu ngoại (LR x (MC x ĐB)) với mức sắn ủ là 30% (VCK) trong khẩu phần. Kết quả cho tăng trọng cao hơn đạt 598,6 g/ngày. So với kết quả nghiên cứu của Lê Văn An và cs (2005) [1]. Khi bổ sung lysine và methionine vào khẩu phần lá khoai lang ủ cho tăng trọng là 560 g/ngày thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi có xu hướng cao hơn.

Nhưng so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lộc và cs (2001) [17] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi có chiều hướng thấp hơn. Theo tác giả thì với 3 mức 0,1%; 0,2%; 0,3% DL-Methionine bổ sung trong khẩu phần

có chứa 40% sắn ủ của lợn thịt F1 (MC x ĐB) thì mức bổ sung 0,2% cho tăng trọng cao hơn và đạt 645 g/ngày.

So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa Lý (2005) [39]. Khi tác

giả bổ sung L-Lysine và DL-Methionine với hàm lượng 0,2% L-Lysine + 0,1% DL-Methionine cho lợn ở giai đoạn 20-50 kg và 0,1% L-Lysine + 0,05% DL-Methionine cho lợn ở giai đoạn 50-100 kg vào khẩu phần có chứa

15% lá sắn ủ (VCK) của lợn F1 (ĐB x MC) thì kết quả về tăng trọng thu được là 660 g/ngày, kết quả này có xu hướng cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Sự sai khác về tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm và lô đối chứng do khi bổ sung kết hợp giữa lysine và methionine đã đảm bảo được nhu cầu về axit amin, cân đối các axit amin trong khẩu phần, làm mất yếu tố hạn chế về axit amin, tăng giá trị dinh dưỡng thức ăn, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, phát huy tiềm năng di truyền của giống.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TRẠI TIỀN PHONG (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w