NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TRẠI TIỀN PHONG (Trang 39 - 43)

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Axit amin tổng hợp L-Lysine và DL-Methionine mua tại công ty cổ phần dược và vật tư thú y Hà Nội.

- Lợn lai F1 (MC x Yorkshire).

3.2. Địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi Tiền Phong - Xã Điện Thọ - Huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam.

3.3. Thời gian nghiên cứu

Từ ngày 02/01/2008 đến 05/05/2008.

3.4. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên 12 lợn lai F1 (MC x Yorkshire) chia làm 2 lô, lợn có trọng lượng từ 25-30 kg (lợn cùng một lứa), lợn được tẩy giun sán, tiêm phòng trước khi tiến hành thí nghiệm. 12 lợn được chia làm 2 lô, mỗi lô 6 con, gồm 1 lô đối chứng và 1 lô thí nghiệm, mỗi lô 6 con được bố trí ngẫu nhiên thành 3 ô với mỗi ô 2 con, lặp lại 3 lần.

Bảng 8 : Sơ đồ bố trí thí nghiệm Chỉ tiêu ĐC TN Số lợn 6 6 P ban đầu (kg) 27,67 ± 0,84 27,83 ± 0,65 GĐ I : 20 – 50 kg KPTĂ - TĂ - Lys (%) - Met %) KPCS - - KPCS 0,3 0,15 GĐ II : 50 – 100 kg KPTĂ - TĂ - Lys (%) - Met (%) KPCS - - KPCS 0,15 0,07 Trong đó :

- Lô đối chứng khẩu phần cơ sở gồm: Cám, ngô, khô dầu lạc, bột cá, premix.

- Lô thí nghiệm: Khẩu phần cơ sở bổ sung thêm L-Lysine và DL- Methionine với các mức 0,3 % L-Lysine + 0,15% DL-Methionine cho lợn ở

giai đoạn 20-50 kg và 0,15 % L-Lysine + 0,07% DL-Methionine cho lợn ở giai đoạn 50-100 kg.

Trước khi lên khẩu phần ăn cho lợn, chúng tôi dựa vào bảng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam của Viện chăn nuôi quốc gia, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 2001 để tính toán khẩu phần.

Bảng 9 : Thành phần dinh dưỡng thức ăn trong khẩu phần cơ sở

Loại TĂ DM (%as) ME (MJ/kg) Pr (%) Li (%) X (%) Ca (%) P (%) Lys (g/kg) Met (g/kg) Cám 1 89 10,97 11,2 11,68 8,1 0,2 1,17 5,5 2,49 Ngô 87 13,58 8,24 3,45 2,01 0,14 0,52 2,74 1,7 Khô dầu lạc 88 9,5 30,53 8,29 23,07 0,23 0,44 10,4 3,37 Bột cá 89 9,75 42,75 3,77 0,17 3,69 1,71 17,47 6,02

(Viện chăn nuôi Quốc gia, 2001)

Từ bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn, chúng tôi đã thiết lập khẩu phần ăn hàng ngày cho lợn ở các lô thí nghiệm qua hai giai đoạn: giai đoạn 1 trọng lượng lợn từ 20-50 kg và giai đoạn 2 lợn có trọng lượng > 50 kg (bảng 10).

Bảng 10 : Khẩu phần thức ăn cơ sở của lợn ở 2 giai đoạn thí nghiệm (theo % VCK không khí )

Giai đoạn Loại thức ăn

Giai đoạn 1 (20 – 50kg) Giai đoạn 2 ( > 50kg)

Cám 1 40 50

Ngô 42 40

Khô dầu lạc 9 5

Bột cá 8 4

Premix 1 1

Đặc điểm dinh dưỡng của khẩu phần

ME (MJ/kg) 11,72 11,78

CP (%) 14,11 12,13

Giai đoạn 20-50 kg khẩu phần cơ sở chứa 14,1% protein, lysine là 0,57% và methionine là 0,25%. Theo NRC (1998) thì nhu cầu lysine và methionine cho lợn giai đoạn này là 0,95% và 0,25%, còn theo tiêu chuẩn Việt Nam là 0,8% và 0,4%. Như vậy hàm lượng lysine và methionine trong khẩu phần chưa đáp ứng nhu cầu của lợn.

Giai đoạn > 50 kg khẩu phần cơ sở chứa 12,1% protein, lysine là 0,51% và methionine là 0,23%. Theo NRC (1998) thì nhu cầu về lysine và methionine cho lợn giai đoạn này lần lượt là 0,75% và 0,2%. Còn theo tiêu chuẩn Việt Nam thì các nhu cầu trên lần lượt là 0,7% và 0,3%. Lúc này hàm lượng lysine và methionine trong khẩu phần chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu sinh trưởng phát triển của lợn.

Như vậy ở giai đoạn 2 mức protein thô thấp hơn 2%, Lysine thấp hơn 0,06% và methionine thấp hơn 0,02% so với giai đoạn 1. Sự chênh lệch này do nhu cầu dinh dưỡng của lợn khác nhau ở các giai đoạn.

Với khẩu phần cơ sở như trên chúng tôi bổ sung tỷ lệ L – Lysine và DL – Methionine ở lô thí nghiệm với mức khác nhau ở 2 giai đoạn của khẩu phần. (xem bảng 8 ).

3.5. Nuôi dưỡng và chăm sóc

- Nuôi dưỡng : Lợn được cho ăn ngày 3 lần vào lúc 6 giờ 30 phút, 11 giờ 30 phút và 18 giờ trong ngày. Lượng thức ăn được chia đều theo 3 thời điểm đó.

- Chăm sóc : Hàng ngày vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, công tác thú y được quan tâm theo dõi chặt chẽ.

3.6. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Trên mỗi lô thí nghiệm chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sau : - Tăng trọng của lợn qua các tháng thí nghiệm (kg/con/tháng)

Lợn được cân vào buổi sáng trước lúc cho ăn, 1 tháng (30 ngày) cân 1 lần bằng cân đồng hồ 100 kg.

Tăng trọng của lợn trong tháng = Trọng lượng lợn cuối tháng - trọng lượng lợn đầu tháng.

- Khả năng tăng trọng của lợn (g/con/ngày) = Tăng trọng của lợn trong tháng/số ngày trong tháng.

- Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ)/kg tăng trọng (kg thức ăn/kg tăng trọng). Hàng ngày theo dõi lượng ăn vào (kg TĂ)

Lượng ăn vào = Lượng thức ăn cho ăn - Lượng thức ăn thừa

- Chi phí thức ăn (CPTĂ) cho 1 kg tăng trọng (đồng/kg tăng trọng) Từ giá 1 kg thức ăn tính ra giá 1 kg thức ăn.

CPTĂ = Tổng số tiền chi cho thức ăn/số kg tăng trọng.

3.7. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu nhập được xử lý trên phần mềm Excel và được xử lý thống kê theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) qua mô hình tương quan tuyến tính GLM (General Linear Model ) trên phần mềm Minitab version …

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TRẠI TIỀN PHONG (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w