- Đối t−ợng nghiên cứu là cán bộ khuyến nông, các hộ nông dân trồng vải và những ng−ời buôn bán vải tại huyện Lục Ngạn. Nh−ng do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu đề tài với 100 hộ nông dân ở hai xã Quý Sơn và Biên Sơn và đội ngũ CBKN và một số ng−ời buôn bán vải trên địa bàn huyện Lục Ngạn.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác khuyến nông trong lĩnh vực sản xuất vải thiều tại huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 dến tháng 6 năm 2008.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra cơ cấu và thực trạng hoạt động của tổ chức khuyến nông Lục Ngạn trong lĩnh vực sản xuất cây vải của huyện.
- Nghiên cứu tình hình sản xuất vải của huyện Lục Ngạn.
- Phân tích các mặt mạnh - yếu, cơ hội - thách thức (SWOT) của hệ thống khuyến nông Lục Ngạn trong việc thúc đẩy phát triển cây vảị
- Xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của công tác khuyến nông Lục Ngạn trong việc thúc đẩy phát triển cây vải của huyện.
3.4. Ph−ơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Ph−ơng pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các thông tin và số liệu thứ cấp của 30 xã và thị trấn trong huyện để có những nhận định ban đầu về tình hình sản xuất vải thiều và hoạt động khuyến nông trong việc thúc đẩy phát triển cây vảị Dựa trên các số liệu thứ cấp, và kết quả điều tra nhanh bằng ph−ơng pháp RRA, đề tài đã cùng với TrạmkKhuyến nông huyện lựa chọn đ−ợc 2 xã Quý Sơn và Biên Sơn làm địa bàn điều tra nghiên cứu về công tác khuyến nông trong việc thúc đẩy sản xuất vải thiều tại huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang. Đây là 2 xã đại diện nhất cho huyện Lục Ngạn về mặt địa lý, hoạt động khuyến nông và sản xuất vải thiều của huyện.
3.4.2. Ph−ơng pháp thu thập thông tin
3.4.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp bao gồm các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân số, lao động, kết quả sản xuất, các ch−ơng trình khuyến nông... lấy từ nguồn là các báo cáo tổng kết hàng năm, số liệu thống kê của phòng thống kê, phòng kinh tế, Trạm khuyến nông, UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi tr−ờng, số liệu từ các cơ quan liên quan, các tài liệu, sách báo đã công bố...
3.4.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
- Để thu thập đ−ợc thông tin sơ cấp chúng tôi sử dụng các công cụ chủ yếu của PRA, RRA nh−: phỏng vấn bán cấu trúc, thảo luận nhóm với các hộ nông dân, thảo luận KIP với lãnh đạo huyện, xã, các CBKN, ng−ời buôn bán vảị. Đề tài đã sử dụng ph−ơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để lựa chọn ra 100 hộ nông dân thuộc 2 xã Quý Sơn và Phì Điền, 27 CBKN, và 15 ng−ời buôn bán vải trên địa bàn huyện để phỏng vấn bằng bộ câu hỏị
3.4.3. Ph−ơng pháp phân tích và xử lý thông tin
Số liệu thu thập đ−ợc l−u trữ và sử lý bằng phần mềm Excel. Khi tiến hành phân tích các thông tin thu thập đ−ợc, đề tài đã sử dụng ph−ơng pháp phân tích SWOT, ph−ơng pháp thống kê mô tả. Kết quả đ−ợc tổng hợp thành các bảng biểụ
- Phân tích SWOT: Thực hiện bằng cách xem xét những điểm mạnh - yếu, cơ hội - thách thức của địa ph−ơng ở hiện tạị Để từ đó có những giải pháp thích hợp phát huy những điểm mạnh, tận dụng những cơ hội, đẩy lùi điểm yếu và v−ợt qua thách thức trong t−ơng laị
- Ph−ơng pháp thống kê mô tả: Sử dụng ph−ơng pháp thống kê mô tả để phân tích các số l−ợng định l−ợng và định tính.
Phần 4
Kết quả và thảo luận
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Lục ngạn là một huyện miền núi nằm trên trục đ−ờng quốc lộ 31, thuộc phía Đông của tỉnh Bắc Giang, cách tỉnh lỵ Bắc Giang 40 km, cách thủ đô Hà Nội 100 km về phía Đông Bắc.
- Phía Bắc giáp huyện Chi lăng và Hữu Lũng (Lạng Sơn). - Phía Nam, Phía Tây giáp huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. - Phía Đông giáp huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang.
Huyện Lục Ngạn có diện tích đất tự nhiên là 101.223,72 ha, với 30 đơn vị hành chính đ−ợc chia làm 2 vùng rõ rệt: Vùng cao có 12 xã, vùng thấp có 17 xã, và 1 thị trấn. Trên địa bàn có các tuyến quốc lộ 31, 279, 285 chạy qua, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, thông th−ơng hàng hóa, vận chuyển sản phẩm vải đi các thị tr−ờng tiêu thụ.
4.1.1.2. Địa hình
Là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang nên địa hình huyện Lục Ngạn khá phức tạp. Đây là vùng có đồi núi trùng điệp kế tiếp vòng cung Bắc Sơn thoải dần về phía thung lũng sông Lục Nam, h−ớng núi thấp, dốc thoải với độ cao trên 400 m, thấp dần về phía sông Lục Nam còn hơn 100 m.
Nhìn chung vùng đất trồng vải có thể chia làm 3 dạng địa hình nh− sau: + Vùng núi cao: Bao gồm phần lớn diện tích của các xã Tân Lập, Tân Mộc và một phần của xã Nam D−ơng; vùng này nằm ở phía Nam của huyện, có các dãy núi cao chia cắt mạnh với độ cao trên 150 m.
+ Vùng đồi núi: Gồm các xã Kiên Thành, Tân Hoa, Giáp Sơn, Kiên Lao, Mỹ An, Thanh Hải, Phì điền, Biển Động, Biên Sơn, Đồng Cốc, Tân Sơn và một phần của xã Nam D−ơng; khu vực này có các quả đồi thoải, núi thấp xen lẫn ruộng. Độ cao nằm trong khoảng 50 - 150 m.
+ Vùng thấp: Chạy dọc theo quốc lộ 31 bao gồm các xã Ph−ợng sơn, Trù Hựu, Quý Sơn, Nghĩa Hồ, Hồng Giang, thị trấn Chũ. Độ cao của vùng này nằm từ 10 - 50 m.
Nh− vậy, đặc thù của địa hình tự nhiên của vùng trồng vải thể hiện khá rõ nét khi so sánh với địa hình của các vùng khác. Các đặc điểm về địa hình trên rất phù hợp cho sự sinh tr−ởng và phát triển của cây vải thiềụ Hơn nữa, đặc thù của địa hình lòng máng trũng đã tạo ra tiểu vùng khí hậu đặc tr−ng, là yếu tố quan trọng đem lại cho vải thiều Lục Ngạn chất l−ợng và mẫu mã v−ợt trội so với các vùng khác trong và ngoài tỉnh (Viện Thổ nh−ỡng, 2007) [22].
4.2.2.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu
v L−ợng m−a: L−ợng m−a trung bình năm khoảng 1300-1450 mm/năm. Các tháng có l−ợng m−a thấp nhất là tháng 1,2, 11, 12. Các tháng có l−ợng m−a cao nhất là tháng 6,7, 8.
Nh− vậy, nếu so sánh với yêu cầu về l−ợng m−a của cây vải có hể thấy rằng l−ợng m−a tại Lục Ngạn rất thích hợp cho sự sinh tr−ởng và phát triển của cây vảị Tổng l−ợng m−a trong năm th−ờng cao hơn 1300 mm, và phân bố t−ơng đối phù hợp theo các giai đoạn và thời kỳ sinh tr−ởng của cây vảị Tuy nhiên, trong một số năm, l−ợng m−a phân bổ không đều và khắc nghiệt, lại rơi vào các thời kỳ sinh tr−ởng quan trọng của cây vải, làm cho cây vải rụng lá, hoa và quả, th−ờng là nguyên nhân chính gây ra mất mùạ
v Nhiệt độ:
Vì nằm ở độ cao lớn hơn so với các vùng khác trong tỉnh nên nhiệt độ trung bình tại huyện Lục Ngạn có giá trị cao hơn các vùng khác. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,5oC. Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất trung bình 15,4oC, tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trung bình 28 - 29 0C. Tại các xã vùng bằng thấp, nhiệt độ trung bình năm của vùng cao hơn so với vùng đồi và núi cao, thừng chênh lệch từ 1 - 2 0C. Nhiệt độ trung bình tối cao là 27,8 0C, nhiệt độ tối thấp trung bình là 20,50C. Các tháng đều có nền nhiệt độ thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ d−ới 180C.
Nhìn chung căn cứ vào yêu cầu về nhiệt độ của cây vải cũng nhận thấy rằng chế độ nhiệt độ của vùng trồng vải là rất phù hợp. Các tiêu chuẩn về nhiệt độ trung bình, tối cao và tối thấp và diễn biến nhiệt độ tháng đều thích hợp với cây vải, đặc biệt tại các thời kỳ sinh tr−ởng của cây vải nh−: Ra lộc, ra hoa, kết quả. Nhiệt độ trung bình của các vùng trồng vải đều nằm trong khoảng 20 - 250C. Hơn nữa, khi so sánh với các điều kiện sinh thái, có thể thấy rằng không có tháng nào trong năm có nhiệt độ trung bình lớn hơn 320C hoặc d−ới 100C, chứng tỏ yếu tố nhiệt độ tại vùng này thích hợp với cây vảị
v ẩm độ:
Số ngày có ẩm độ d−ới 50% là trên 20 ngày, trong khi ở các vùng khác trong tỉnh chỉ có bình quân từ 10 - 15 ngàỵ ẩm độ trung bình năm khá cao (trên 80%), sự chênh lệch ẩm độ giữa các tháng tại Lục Ngạn khá lớn, dao động từ 1 - 9 %. ẩm độ không khí trung bình cao nhất là 86%, thấp nhất là 77%. ẩm độ t−ơng đối có cực trị nh− sau: Cực đại vào tháng 8, 9 và cực tiểu vào tháng 12, 1. Giá trị trung bình năm của không khí tại huyện Lục Ngạn th−ờng thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh và trong vùng Đông Bắc. ẩm độ tại các xã vùng thấp có giá trị thấp hơn các xã vùng cao trong huyện và có chiều h−ớng tăng lên theo h−ớng từ Nam lên Bắc.
Nh− vậy điều kiện khí hậu Lục Ngạn có nhiều điểm thuận lợi và phù hợp cho các yêu cầu sinh thái của cây vải, trong các quá trình sinh tr−ởng và phát triển của cây vải và trong từng thời kỳ ra lộc, ra hoa và kết quả.
4.1.1.4. Sông ngòi - thuỷ văn
Con sông Lục Nam chảy qua địa bàn huyện dài gần 60 km từ xã Đèo Gia đến xã Ph−ợng Sơn, n−ớc chảy quanh năm với l−u l−ợng n−ớc khá lớn. Do đó, vùng Lục Ngạn chịu ảnh h−ởng của chế độ thuỷ văn sông Lục Nam. Các hồ lớn nh− hồ Cấm Sơn (2700 ha), hồ Khuôn Thần (140 ha), hồ làng Thum, hồ Đá Mài, hồ Trại Muốị Ngoài ra còn trên 200 hồ trung và nhỏ khác. Nhìn chung nguồn n−ớc trong huyện có trữ l−ợng và chất l−ợng t−ơng đối tốt, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do đặc điểm l−ợng m−a thấp hơn các vùng khác trong tỉnh nên sản xuất nông nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, có năm do hạn hán kéo dài, nhiều hồ đập bị cạn kiệt hết n−ớc đã gây ra ảnh h−ởng lớn đến thời vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
Có thể thấy rằng, sự có mặt của con sông Lục Nam chảy qua địa bàn huyện cộng với những hồ đập lớn đã tạo ra một kiểu khí hậu khá đặc tr−ng cho vùng nàỵ Khí hậu đ−ợc điều hoà, nguồn n−ớc ổn định và phù sa màu mỡ bồi đắp hàng năm từ con sông này là những yếu tố đặc thù hết sức thuận lợi cho cây vải phát triển. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên chất l−ợng thơm ngon cho quả vải thiều tại huyện Lục Ngạn.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai
Theo số liệu thống kê của phòng thống kê huyện Lục Ngạn thì tính đến ngày 31/12/2007, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 101.223,72 ha,
đứng đầu về diện tích so với 10 huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang. Diện tích hiện tại đã đ−a vào sử dụng là 89.621,99 ha, chiếm 89,54% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất ch−a sử dụng là 11.601,73 ha, chiếm 11,46%. Cụ thể qua bảng số liệu bảng 4.1 chúng ta thấy tình hình sử dụng đất đai của huyện nh− sau:
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm 2005-2007
2005 2006 2007 Chỉ tiêu DT
(ha) (%) CC (ha) DT (%) CC (ha) DT (%) CC
ỊTổng diện tích tự nhiên 101.223.72 100,00 101.223.72 100,00 101.223.72 100,00 1. Đất nông nghiệp 21.970,69 21,71 27.637,99 27,30 28.154,87 26,83 - Đất trồng cây hàng năm 6.289,70 28,63 5.836,62 21,12 5.646,64 20,06 - Đất trồng cây lâu năm 14.505,08 66,02 20.562,14 74,40 22.443,36 79,71 - Đất v−ờn tạp 1.147,44 5,22 1.228,26 4,44 53,90 0,19 - Đất NTTS 28,47 0,13 10,97 0,04 10,97 0,04 2. Đất lâm nghiệp 28.320,45 27.98 33.217,23 32,82 34.771,09 34,35 3.Đất chuyên dùng 21.818,61 21,55 18.488,05 18,26 18.490,69 18,27 4. Đất ở 1.589,93 1,57 1.666,37 1,65 1.670,58 1,65 5.Đất ch−a sử dụng 27.524,04 27,19 13.679,32 13,51 11.601,73 11,46 IỊ Một số chỉ tiêu BQ 1. Đất tự nhiên/nhân khẩu 0.50 - 0.50 - 0,49 - 2. Đất nông nghiệp/nhân khẩu 0.11 - 0.14 - 0.14 - 3. Đất NN/nhân khẩu NN 0.12 - 0.14 - 0.14 - 4. Đất NN/lao động NN 0.22 - 0.27 - 0.27 -
Ghi chú: DT: Diện tích CC: Cơ cấu
Nguồn: Niên giám thống kê Lục Ngạn, năm 2006, 2007.
Qua 3 năm diện tích đất nông nghiệp luôn có xu h−ớng tăng lên: Năm2007 là 28.154,87 ha tăng 1,87% so với năm 2006 (tức tăng 516,88 ha), năm 2006 là 27.637,99 ha tăng 25,79% so với năm 2005 (tức tăng 5.777,3 ha). Bình quân 3 năm tăng 13,83%. Diện tích đất nông nghiệp tăng lên, nguyên nhân chủ yếu là do việc khai hoang thêm và việc chuyển đổi các loại đất khác sử dụng không có hiệu quả...
Trong diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm phần lớn (chiếm 79,71% tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2007) và diện tích đất này tăng đột biến ở một số năm và từ năm 2006 trở lại đây tăng nhẹ hơn. Nguyên nhân tăng của diện tích đất trồng cây lâu năm là do những năm tr−ớc cây vải thiều có giá, ng−ời dân chuyển đổi các loại đất khác sang nh− các chân lúa một vụ không ăn chắc, lấp ao hồ, khai hoang, chuyển đất lâm nghiệp... sang trồng vải một cách ồ ạt, nh−ng những năm gần đây do sản l−ợng vải thiều lớn, vấn đề đầu ra cho sản phẩm vải còn nhiều khó khăn cho nên việc mở rộng thêm diện tích vải của ng−ời dân có sự dè chừng, đôi khi còn phá bỏ những diện tích vải không hiệu quả, nếu có trồng thêm chủ yếu là trồng thêm các loại vải sớm và các loại cây ăn quả khác nh− cam Đ−ờng canh, B−ởi Diễn, nhãn H−ơng Chị.. nên diện tích cây lâu năm tăng chậm hơn.
Diện tích trồng cây ngắn ngày là 5.646,64 ha, chiếm 20,06% diện tích đất nông nghiệp. Qua bảng 4.1 ta thấy loại đất này lại giảm dần qua các năm, bình quân 3 năm giảm 5,22%. Nguyên nhân của việc giảm diện tích đất trồng cây ngắn ngày là do việc chuyển đổi một phần diện tích này sang trồng cây lâu năm, dân số tăng nhanh kéo theo nhu cầu về nhà ở tăng lên, do mở rộng đ−ờng giao thông.
Diện tích v−ờn tạp tăng giảm không đềụ Năm 2006 là 1.228,26 ha tăng 80,82ha (tăng 7,04%) so với năm 2005, năm 2007 là 53,9 ha giảm 1.174,36 ha (giảm 95,61%) so với năm 2006. Nguyên nhân của việc tăng diện tích là do ng−ời dân khai hoang, và chuyển đổi một số đất khác nh− đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản sang làm v−ờn, sau đó lại chuyển đổi mục đích sử dụng để làm trang trại chăn nuôi, trồng cây chuyên canh... làm cho diện tích đất v−ờn tạp giảm đáng kể.
Do giá trị kinh tế của cây ăn quả, do mật độ dân số tăng lên mộ số nơi đã lấp ao, hồ để trồng cây và làm đất xây dựng do đó mà diện tích đất nuôi trồng thủy sản giảm đi từ 28,47 ha năm 2005 còn 10,97 ha năm 2007.
Qua bảng 4.1 cho thấy diện tích đất lâm nghiệp của huyện khá lớn và có xu h−ớng tăng lên. Năm 2006 là 33.27,23 ha tăng 4.896,78 ha (tăng 17,29%) so với năm 2005, năm 2007 là 34.771,09 ha tăng 1.553,86 ha (tăng 4,68%) so với năm 2006. Đó là do có các chính sách giao đất, giao rừng và hỗ trợ vốn
trồng rừng, ng−ời dân chuyển dịch các diện tích đất trồng cây lâu năm không có hiệu quả trên đồi núi cao sang trồng cây lâm nghiệp.