5.1. Kết luận
Đã phân lập được nguồn nấm SCL-KG từ mẫu sâu nhiễm nấm thu thập từ Kiên Giang.
Tiến hành khuếch đại vùng gen rDNA-ITS với cặp primer ITS4 và ITS5 đã thu được sản phẩm khuếch đại kích thước khoảng 580 bp của 19 nguồn nấm có hiệu quả phòng trừ gâ hại cao: SCL-KG-37, RM-TD-11, SCL-LA-5, SX-DL-9, PUL-BC-4, DTB-5, PUL-Q2-4, PUL-BC-6, BH-BD-11, SCL-LA-8, BH-BD-13, RN-LA-10, DTB-9, SCL-LA-6, CC-TD-4, SCL-KG-3, BXD-Q9-8, SN-PT-9, BH-BD-12.
Đọc được trình tự vùng ITS1 - 5,8 S - ITS2 của 2 nguồn nấm PUL-Q2-4 và RN-LA-10. Kết quả so sánh cho thấy trình tự vùng ITS của 2 nguồn nấm trên hoàn toàn giống nhau, đoạn trình tự đọc được có kích thước 411 bp trong đó vùng gen 5,8 S có kích thước 158 bp. So sánh trình tự đọc được với trình tự tương ứng của 6 nguồn nấm Beauveria bassiana chọn ngẫu nhiên trong cơ sở dữ liệu của NCBI cho thấy:
Tỷ lệ tương đồng chung trên toàn vùng là 94,4 %.
Tỷ lệ tương đồng của 3 vùng ITS1, 5,8 S, ITS2 lần lượt 93,5 %, 99,9 % và 90,1 %. Tỷ lệ tương đồng của vùng gen 5,8 S cao hơn tỷ lệ tương đồng của 2 vùng ITS1 và
ITS2.
Dựa trên biểu đồ phân nhánh có thể chia 8 nguồn nấm so sánh thành 4 nhánh:
Nhánh 1: AF322924, AF322932. Nhánh 2: AF322929
Nhánh 3: AF322930
Nhánh 4: AF322928, AF322927, PUL-Q2-4, RN-LA-10
5.2. Đề nghị
Tiếp tục thu thập, phân lập và khảo sát tính độc của nhiều nguồn nấm
Beauveria bassiana.
Tiếp tục đọc trình tự vùng ITS1 - 5,8 S - ITS2 của những nguồn nấm có tính độc cao làm cơ sở xác định mối tương quan di truyền của các nguồn nấm thu thập
được và quan hệ giữa tính độc của nấm với những biến đổi trên vùng ITS1 - 5,8 S - ITS2.
5.3. Giới hạn đề tài
Trình tự vùng ITS – rDNA chưa hoàn chỉnh vì hai lý do: một là, các tín hiệu đọc trình tự thường bị nhiễu ở 60 nu đầu tiên; hai là, trình tự không được đọc tới các nu cuối cùng mà thường mất tín hiệu trước đó.
Chưa tìm ra được mối liên hệ giữa khả năng gây bệnh của nấm với những thay đổi trong trình tự vùng ITS.