Kế toán chi phí sản xuất chung:

Một phần của tài liệu 155 công tác kế toán tập hợp chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành sản phẩm của nhà máy thép Hà Nội (Trang 37 - 50)

Chi phí sản xuất là chi phí có tính chất tổng hợp, nó bao gồm toàn bộ chi phí cho quá trình sản xuất ở phạm vi nhà máy, tổ sản xuất...

Tại nhà máy khoản mục chi phí này gồm 3 phần: - Chi phí quản lý

- Chi phí khấu hao tài sản cố định

- Chi phí khác bằng tiền, chi phí dịch vụ

Kế toán chi phí quản lý:

Chi phí quản lý là khoản chi phí nhân viên quản lý nhà máy bao gồm giám đốc, phó giám đốc, thủ kho... cũng như nhân viên quản lý nhà máy ngoài lương thời gian và các khoản tiền lễ tết, phép, họ còn được hưởng lương trách nhiệm.

Việc hạch toán lương của công nhân viên quản lý nhà máy cũng tương tự như việc hạch toán lương cuả công nhân viên trực tiếp sản xuất.

Hàng tháng, thống kê nhà máy có trách nhiệm theo dõi thời gian lao động của từng nhân viên quản lý trên bảng chấm công.

STT Họ và tên Bậc và tháng lương Chức vụ và nghề nghiệp công tác 1 2 Quy ra công để trả lương 1 2 3 4 5 6 7 ....

Phan Hữu Giáp Nguyễn Đình Mỹ Ngô Xuân Huấn Đinh Xuân Hùng Phạm Tuyết Anh Trịnh Công Thăng Nguyễn Thu Nga ...

Căn cứ vào bảng chấm công bộ phận lương lên bảng thanh toán lương. Bảng thanh toán lương cho biết mức độ hoàn thành công việc chức vụ trình độ chuyên môn của mỗi người.

Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng chấm công và bảng thanh toán lương sản phẩm cho công nhân viên, giấy báo ốm, giấy xin nghỉ phép, giấy báo làm việc ngoài giờ... bộ phận tiền lương tiến hành kiểm tra tính hợp lý của khối quản lý đó ghi vào chứng từ ghi sổ.(Xembiểu số 15)

b15

bảng thanh toán lương Biểu số:16

Công ty cổ phần dịch vụ vận tải trung ương Nhà máy thép Hà Nội

Chứng từ ghi sổ Số: 15

Ngày 04 / 05/ 2002.

Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền

Nợ Có Nợ Có Trả lương cho nhân viên quản lý 622 334 10.216.581 10.216.581 Cộng 10.216.581 10.216.581 Có kèm theo chứng từ gốc.

Chi phí nhân viên quản lý nhà máy thuộc loại chi phí gián tiếp, do đó khi tập hợp chi phí chi phí quản lý cho từng đối tượng, kế toán đã tiến hành tính

toán phân bổ chi phí quản lý theo chi phí nhân công trực tiếp, quá trình phân bổ được tiến hành ngoài sổ.

Để phân bổ trước hết ta phải tính tỷ lệ phân bổ. Tổng chi phí quản lý Tỷ lệ phân bổ chi phí

quản lý =

Tổng tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất

10.216.581

= = 0,18 57.093.610

Sau đó tính chi phí phân bổ cho từng loại sản phẩm:

Tại nhà máy, chi phí khấu hao tài sản cố định bao gồm chi phí tài sản cố định phục vụ cho sản xuất và tài sản cố định phục vụ cho quản lý chung toàn nhà máy.

Do đặc thù của nhà máy là đơn vị trực thuộc nên tài sản cố định của nhà máy đa số dược trang bị baừng vốn vay và nguồn vốn tự có của nhà máy, từ cơ sở ban đầu cho đến nay nhà máy đã có 40 máy móc thiết bị các loại chuyên dùng và hơn 20 loại máy móc thiết bị đã được thanh lý. Các loại tài sản cố định này đựoc tính khấu hao theo tỷ lệ khác nhau. Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng loại thiết bị.

Để trích khấu hao hàng năm, nhà máy căn cứ vào nguyên giá tài sản cố định kiểm kê và đánh giá lại ngày 30/12/2001, nhân với tỷ lệ khấu hao theo quyết định 116/ tài sản cố định của Bộ Tài Chính. Như vậy phương pháp tính khấu hao của nhà máy là phương pháp khấu hao bình quân.

Mức trích khấu hao năm = Nguyên giá x Tỷ lệ khấu hao năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trích: Thẻ tài sản cố định Đơn vị: triệu đồng ( Xem biểu số 17)

Đối với tài sản cố định phải thanh lý trước khi khấu hao hết, nhà máy vẫn tiếp tục nộp tiền bằng cách phân bổ dần cho đến khi nộp đủ.

Mặt khác, ngoài nguyên giá của tài sản cố định, để trích mức khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý, nhà máy còn phải căn cứ vào tình hình thực tế, vào năng lực sản xuất, vào sản lượng đã đạt được năm trước, dự kiến sản lượng kế hoạch của năm nay, căn cứ vào sự phát triển của khoa học, công nghệ về những máy móc có cùng mang tính năng sử dụng như máy móc thiết bị đang sử dụng để giao khoán mức khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý nhất, nhằm mục đích thu hồi hết công suất sử dụng của máy móc, giảm giá thành sản phẩm thúc đẩy cạnh tranh.

Như vậy căn cứ vào nguyên giá của tài sản cố định và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Năm 2002 nhà máy giao khoán khấu hao tài sản cố định là: 259.956.000 đồng.

Toàn bộ số khấu hao trích mỗi năm, nhà máy phải nộp về công ty để mua sắm, xây dựng tài sản cố định mới. Căn cứ vào chỉ tiêu giao khoán của công ty, hàng tháng nhà máy tiến hành trích khấu hao tuyến khi đó.

Số khấu hao trích trong tháng = Số khấu hao năm. 12 (th)

259.956.000 = = 21.663.000 đồng

Hàng tháng, số khấu hao nhà máy phải nộp về cho công ty, số tiền 21.663.000 đồng thời lập chứng từ ghi sổ.

Biểu số:18

Công ty cổ phần dịch vụ vận trung ương. Nhà máy thép Hà Nội.

Chứng từ ghi sổ Số:16.

Ngày 04/05/ 2002.

Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền

Nợ Có Nợ Có Trích khấu hao tàI sản cố định 627 214 21.636.000 21.636.000 Cộng 21.636.000 21.636.000 Có kèm theo chứng từ gốc.

Chi phí khấu hao tài sản cố định là loại chi phí gián tiếp do đó để tập hợp chi phí khấu hao tài sản cố định cho từng loại sản phẩm thì số khấu hao này phải được phân bổ, ở đây số khấu hao này được phân bổ theo mức tiêu hao nguyên vật liệu chính.

Tỷ lệ phân bổ khấu hao = Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định tài sản cố định Tổng nguyên vật liệu định mức

21.663.000 = = 0,06 372.179.540

Sau đó khấu hao sẽ được phân bổ cho từng loại sản phẩm.

Số khấu hao này do công ty giao khoán chỉ tiêu, cuối tháng số khấu hao này phải chuyển trả công ty. Khi đó kế toán dưới nhà máy sẽ định khoản theo bút toán sau:

Nợ TK 214 21.663.000

Có TK 336 21.663.000 Công ty sẽ hạch toán như sau:

Nợ TK 136 21.663.000

Có TK 214 21.663.000 Khi nộp khấu hao từ tiền bán hàng.

Nợ TK 336 21.663.000

Có TK 111 21.663.000 Công ty sẽ hạch toán như sau:

Nợ TK 111 21.663.000

Kế toán chi phí khác bằng tiền:

Chi phí khác bằng tiền, là những khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất ngoài các khoản chi phí đã nêu trên như chi phí giao dịch, chi phí tiếp khách,hội nghị, in ấn tài liệu...

Trong tháng 05, tổng số phát sinh các khoản chi này là: 12.777.100 cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ để lập chứng từ ghi sổ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu số: 19

Công ty cổ phần nhiều dịch vụ vận tải trung ương. Nhà máy thép Hà Nội.

Chứng từ ghi sổ Số:17

Ngày 04/05/2002.

Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền

Nợ Có Nợ Có

Chi tiền mặt 627 111 12.777.100 12.777.100

Cộng 12.777.100 12.777.100

Khi tính giá thàng sản phẩm, khoản chi phí gián tiếp này được phân bổ theo tiền lương của công nhân sản xuất và nhân viên quản lý ( Phần này được phân bổ ở phần sau.)

Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài:

Chi phí dịch vụ mua ngoài của nhà máy bao gồm chi phí điện nước dùng vào sản xuất. Do đặc thù của nhà máy là đơn vị trực thuộc, căn cứ phiếu báo trả tiền điện, nước trong tháng. Khoản chi phí này phải thanh toán với công ty qua tài khoản thanh toán nội bộ, cuối tháng kế toán lập chứng từ ghi sổ.

Biểu Số: 20

Công ty cổ phần dịch vụ vận tải trung ương. Nhà máy thép Hà Nội.

Chứng từ ghi sổ Số:18

Ngày 04/05/2002.

Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền

Nợ Có Nợ Có

Thanh toán tiền đIện, tiền

nước

Cộng 20.207.900 20.207.900

Có kèm theo chứng từ gốc.

Chi phí dịch vụ mua ngoài là khoản chi phí cho từng gián tiếp, do vậy khi tập hợp chi phí cho từng loại ( từng đối tượng tính giá) kế toán phải tính toán phân bổ như các loại chi phí gián tiếp ( khoản chi phí này sẽ được phân bổ ở phần sau )

Kế toán chi phí thiệt hại:

Chi phí thiệt hại tại nhà máy bao gồm: Chi phí ngừng sản xuất và chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng.

Chi phí thiệt hại tại nhà máy trong sản xuất, theo qui định hiện hành khoản chi phí này không hạch toán vào giá thành sản phẩm Trong trường hợp nếu phát sinh chi phí này thì đơn vị sản phẩm phải hạch toán thẳng vào TK 821 ( Chi phí bất thường ) hoặc TK 138 (Phải thu khác )

Thực tế tại nhà máy không theo dõi khoản thiệt hại trong sản xuất. Bởi vì đối với thiệt hại về sản phẩm hỏng, sản phẩm của nhà máy đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ phần lớn do nước bạn cung cấp. Quá trìng sản xuất do các chuyên viên giám sát và chịu trách nhiệm về sản phẩm. Vì vậy sản phẩm hỏng phát sinh rất ít và thường nhỏ hơn tỷ lệ % cho phép.Đối với thiệt hại ngừng sản xuất ở nhà máy, thiệt hại ngừng sản xuất chủ yếu là do mất điện, nhưng đều có sự báo trước, nên nhà máy đã có kế hoạch kịp thời tổ chức làm bù số ngày ngừng sản xuất.

Tại nhà máy, sản phẩm hỏng chủ yếu phát sinh ở khâu ép phôi. Tuy nhiên bộ phận kế hoạch đã có định mức sản phẩm hỏng trong công tác đó nhưng do một vài sai sót kỹ thuật có thể số sản phẩm vượt định mức này sẽ do công nhân trực tiếp sản xuất chịu. Vì thế sản phẩm hỏng tại nhà máy là những sản phẩm sai qui cách, lỗi không thể sửa chữa được. Số phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất, khi bán phần thu nhập này được ghi giảm chi phí sản xuất theo bút toán:

Nợ TK 111 16.257.800

Có TK 627 16.257.800

Khoản chi phí này khi kết chuyển vàogiá thành của từng sản phẩm kế toán tính toán phân bổ tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý, khi đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng chi phí bằng tiền Tỷ lệ phân bổ = Tổng tiền lương 16.257.800 = = 0,2485 67.310.191

Sau đó số chi phí này được phân bổ cho từng sản phẩm.

Như vậy, đối với khoản mục chi phí sản xuất chung, cuối tháng căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập được, kế toán váo sổ cái TK 627 ( Chi phí sản xuất chung )

Biểu số:21

Công ty cổ phần dịch vụ vận tải trung ương.

Nhà máy thép Hà Nội SỔ CÁI

TK: Chi phí sản xuất chung Số hiệu: 627

Ngày 30/05/2002

Diễn giải TK đối ứng Số tiền

Nợ Có Số dư đầu tháng Số phát sinh trong tháng Kết chuyển vào TK 154 111 214 334 338 154 32.985.000 21.663.000 10.216.581 623.031 64.864.581 16.257.800 48.606.781 64.864.581

Tổng phát sinh Số dư cuối tháng

Người lập Kế toán trưởng

Một phần của tài liệu 155 công tác kế toán tập hợp chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành sản phẩm của nhà máy thép Hà Nội (Trang 37 - 50)