Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp

Một phần của tài liệu 19 Kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may Vạn Xuân - Công ty TNHH 1 thành viên Đầu tư và Phát triển Thương mại Vạn Xuân (Trang 34 - 35)

Bộ máy kế toán là một mắt xích quan trọng của hệ thống quản lý SXKD với nhiệm vụ: tổ chức thực hiện kiểm tra toàn bộ hệ thống các thông tin kinh tế của XN, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính.

Về nguyên tắc, bộ máy kế toán phải được tổ chức theo từng phần hành kế toán, mỗi nhân viên phụ trách một phần hành. Nhưng do đặc điểm thực tế của XN, bộ máy kế toán được tổ chức theo phương thức ghép việc, nghĩa là nhân viên kế toán phải kiêm một hoặc vài phần hành kế toán. Bộ máy kế toán của XN được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Toàn bộ kế toán được tập trung ở Phòng Kế toán tài chính, các phân xưởng SX không tổ chức bộ máy kế toán riêng.

Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp may Vạn Xuân

Kho vật liệu (vải các loại)

Phân xưởng

cắt Phân xưởng may hoàn thiện SPPhân xưởng

Kiểm tra chất lượng, bao gói SP Nhập kho thành phẩm Kế toán trưởng Kế toán tiền lương và thanh toán Kế toán CP và tính GTSP Kế toán vật tư, tài sản cố định Thủ quỹ

Bộ máy kế toán tại XN bao gồm 04 người, nhiệm vụ, chức năng của từng người như sau:

Kế toán trưởng: Chỉ đạo chung tất cả các bộ phận kế toán về mặt

nghiệp vụ, từ việc ghi chép chứng từ ban đầu đến việc sử dụng hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, chứng từ kế toán quy định mối quan hệ phân công hợp tác trong bộ máy kế toán, kiểm tra tình hình biến động các loại vật tư, tài khoản, theo dõi các khoản thu, chi …và hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.

Kế toán tiền lương và kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình tiền lương và

thực hiện phân bổ tiền lương, thưởng, BHXH…cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong XN, đồng thời ghi chép các khoản thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. − Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: Tổng hợp số liệu, xác định đối

tượng tập hợp CPSX và tính GT, lập Báo cáo SX, Báo cáo tổng hợp và Báo cáo tài chính.

− Kế toán vật tư, tài sản cố định: Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu và CCDC, đồng thời theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, hàng tháng tiến hành trích khấu hao TSCĐ.

− Thủ quỹ: Được giao nhiệm vụ quản lý tiền mặt, căn cứ vào các Phiếu thu, chi do kế toán thanh toán lập để thu và chi tiền theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày. Cuối ngày, tiến hành kiểm tra và đối chiếu sổ quỹ với lượng tiền thực tế tại quỹ để kịp thời phát hiện ra các sai sót.

Một phần của tài liệu 19 Kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may Vạn Xuân - Công ty TNHH 1 thành viên Đầu tư và Phát triển Thương mại Vạn Xuân (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w