Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu 19 Kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may Vạn Xuân - Công ty TNHH 1 thành viên Đầu tư và Phát triển Thương mại Vạn Xuân (Trang 39 - 61)

Kế toán hàng tồn kho được XN thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên.

XN tập hợp CPSX theo từng khoản mục CP, bao gồm: + Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung

a. Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp

Đối với hàng nhận gia công, toàn bộ CPNVLTT thậm chí cả bao bì đóng gói đều do bên đặt hàng cung cấp cho XN theo điều kiện CIF Hải Phòng (CP vận chuyển từ nước đặt hàng đến Cảng Hải Phòng là do bên đặt hàng chịu) hay theo điều kiện trong hợp đồng gia công.

Số lượng NVL chuyển cho XN được tính trên cơ sở định mức tiêu hao của từng loại NVL cho từng SP, định mức tiêu hao này được khách hàng và XN cùng nghiên cứu, xây dựng dựa trên điều kiện cụ thể của hai bên. Ngoài ra, khách hàng còn có trách nhiệm phải chuyển cho XN 3,5% số NVL để bù vào sự hao hụt, kém phẩm chất trong quá trình vận chuyển và SX. Vì vậy, đối với NVL nhận gia công, không hạch toán CPNVLTT mà chỉ hạch toán CP vận chuyển số NVL ấy vào giá trị SP trong kỳ.

Tại XN, sau khi hợp đồng gia công đã được ký kết với khách hàng, khách hàng sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển NVL tới Cảng Hải Phòng, còn mọi CP vận chuyển NVL từ Cảng về kho là hoàn toàn do XN chịu. Do vậy, để hạch toán CP vận chuyển tính vào CPNVLTT, kế toán căn cứ vào tổng CP vận chuyển của tất cả các mã hàng thuộc các đơn đặt hàng trong tháng. Sau đó tiến hành phân bổ cho số SPSX trong tháng theo từng mã hàng căn cứ vào số SPHT nhập kho và đơn giá tiền lương của một SP.

Ci = Σ Cv x Li

Σ Li

Trong đó:

Ci: Chi phí vận chuyển NVL tính cho mã hàng i.

Li: Số tiền lương phải trả cho CNSX mã hàng i trong tháng.

Σ Li : Tổng số tiền lương phải trả cho CHTTSX tất cả các mã hàng trong tháng. Tại kho của XN, khi có lệnh SX yêu cầu cung cấp NVL cho các phân xưởng, thủ kho căn cứ vào định mức tiêu hao NVL cho từng mã hàng mà Phòng kỹ thuật cung cấp để lập Phiếu xuất kho, xuất NVL cho SXSP.

Ví dụ: Ngày 1/10/2006, xuất vải cho phân xưởng I để SX theo hợp đồng với khách hàng Amarex 1.789 áo Jacket mã hàng HO-5745. Xí nghiệp áp dụng theo mẫu Phiếu xuất kho ban hành thống nhất của Bộ tài chính MS 02/VT.

Biểu số 2.3:

Xí nghiệp may Vạn Xuân Mẫu số: 02-VT 45-Nguyễn Chí Thanh-Hà Nội Ban hành theo QĐ số: 1141-TC-

QĐ/CĐKT ngày 1/1/1995-BTC

PHIẾU XUẤT KHO

Số: 20

Ngày 1 tháng 10 năm 2006

Họ tên người nhận hàng: Lê Văn Tuấn Bộ phận:phân xưởng sản xuất I

Lý do xuất kho: Dùng cho sản xuất mã hàng HO-5745 Xuất tại kho: Nguyên vật liệu

ST T

Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư, mã số

Đvị tính

Số lượng Ghi chú Yêu cầu Thực xuất

A B C 1 2 3 1 Mã HO-5745 − Vải dạ − Vải lót − Cúc dập … m m cái 3.578 2.128 3.600 3.578 2.128 3.600 Cộng

Xuất, ngày 1 tháng 10 năm 2006

Giám đốc Phụ trách Kế toán trưởng Người nhận Thủ kho

Trong tháng 10/2006:

− CP vận chuyển toàn bộ số NVL của tất cả các hợp đồng tập hợp được trong tháng về kho Xí nghiệp là 115.558.330đ.

− Tổng số SP mã hàng HO-5475 hoàn thành nhập kho trong tháng là 1.789 SP.

− Đơn giá lương tính cho một áo Jacket mã hàng này là 8.600đ.

− Tổng số tiền lương SP phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tất cả các mã hàng trong tháng là 200.568.000đ.

Kế toán xác định CP vận chuyển tính vào CPNVLTT tương ứng để SX ra 1.789 SP mã HO-5475 là:

CHO-5475 = 115.558.330

Biểu số 2.4

Xí nghiệp may Vạn Xuân Phòng kế toán tài chính

BÁO CÁO TỔNG HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU

(Trích) Tháng 10 năm 2006 TT Khách hàng SL nhập Lương CNSX (đồng) Chi phí NVL ĐGTL Thành tiền 1 2 3 4 5 6 I Amarex 1 Mã HO-5475 1.789 8.600 15.385.400 8.864.381 … … … … Cộng 48.090 200.568.00 0 115.558.330 Ngày 15 tháng 10 năm 2006

Người lập Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Dựa vào Báo cáo tổng hợp chi phí NVL, kế toán lập Sổ chi tiết TK 621 (Biểu số 2.5), Chứng từ ghi sổ (Biểu số 2.6) và vào Sổ cái TK 621 (Biểu số 2.7).

Biểu số 2.7

Xí nghiệp may Vạn Xuân Phòng kế toán tài chính

SỔ CÁI

(Trích)

Tên tài khoản: Nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: 621 Năm 2006 Đơn vị: đồng Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK Đ Ư Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ 46 30/10 V/c NVLTT 152 115.558.330

Kết chuyển vào giá thành

154 115.558.330

Cộng số phát sinh 115.558.330 115.558.330 Số dư cuối tháng

Ngày 31 tháng 10 năm 2006

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Tại Xí nghiệp may Vạn Xuân, khoản mục CPNCTT bao gồm: tiền lương, thưởng, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của toàn bộ CNTTSX tại 2 phân xưởng SX. Với những đặc điểm chủ yếu của hình thức may gia công, khoản mục CPNCTT là khoản mục CP chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX và GTSP của XN.

Lực lượng lao động ở 2 phân xưởng may gồm 263 công nhân, chiếm 88,55% tổng số lao động của toàn XN. Đó là lực lượng lao động tham gia trực tiếp vào quá trình SX. Tiền lương của bộ phận này được tính theo lương SP. Những công nhân tham gia SX thì hưởng lương theo SPSXđược, không hạn chế về số lượng nhưng phải đảm bảo chất lượng SP.

Tiền lương ở phân xưởng được thanh toán theo kết quả SP nhập kho đạt tiêu chuẩn kỹ thuật gọi là lương SP, bao gồm các khoản sau:

Lương phân xưởng = Lương SP + lương thưởng + lương phụ cấp

Lương SP: Lương SP trả cho CNTT sản xuất tính theo đơn giá SP hoàn

thành nhập kho trong tháng. Tại XN, người giao SPHT nhập kho trong tháng phải lập “Phiếu nhập sản phẩm”, đồng thời Thủ kho phải ghi vào Thẻ kho sau đó giao cho Đốc công để lập “Bảng kê thanh toán lương SP”. Cuối tháng có sự đối chiếu giữa các tổ trưởng, thủ kho, Đốc công hoàn thành việc lập “Bảng kê thanh toán lương SP”, làm cơ sở để Phòng kế toán tính tiền lương.

Lương SP phải trả trong

tháng cho CNTTSX =

Số lượng SPHT

nhập kho x

Đơn giá SPHT

Tại phân xưởng, hàng ngày Quản đốc phân xưởng theo dõi thực tế chấm công, theo dõi số lượng SP hoàn thành trong từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất, ghi vào “Bảng kê thanh toán lương SP”, rồi căn cứ vào đơn giá từng công đoạn để tính lương SP cho công nhân.

Đơn giá lương SP cho từng mã hàng do XN tự tính toán xây dựng dựa theo mức độ gia công khó, dễ của từng mã hàng theo các khâu: cắt, may, hoàn thiện. Tại Xí nghiệp, dựa vào thiết kế mẫu để xây dựng đơn giá lương SP cho từng khâu SX. Cụ thể: Khâu cắt được xác định là khâu khó nhất nên chiếm 50% tổng đơn giá lương cho một SPHT; công đoạn may chiếm 30% tổng đơn giá lương SPHT; khâu hoàn thiện cuối cùng chiếm 20% còn lại trên tổng đơn giá lương một đơn vị SPHT. Trong từng khâu sản xuất, dựa vào mức độ kỹ thuật khó, dễ của từng công đoạn để lập đơn giá lương hợp lý cho mỗi công đoạn đó.

Ví dụ: Biểu định mức đơn giá tiền lương chi tiết cho từng công đoạn cho mã hàng HO-5475 được xác định như sau:

Từ Biểu định mức đơn giá chi tiết tiền lương cho từng công đoạn nói trên, Quản đốc phân xưởng căn cứ vào từng công đoạn SX của từng công nhân để xác định số lượng SPHT hàng ngày, đến cuối tháng lập Bảng kê lương SP theo bước công đoạn hoàn thành của từng công nhân.

Ví dụ: Bảng kê lương SP tháng 10/2006 của công nhân Lại Vân Anh Tổ 3 - Phân xưởng I.

Biểu số 2.9:

BẢNG KÊ LƯƠNG SP CỦA CÔNG NHÂN LẠI VÂN ANH TỔ 3- PX I

Tháng 10/2006

Ngày Mã hàng

Công đoạn sản xuất

Số lượng Đơn giá(đ) Thành tiền(đ) I Mã HO-5475 06 Chắp vai con 10 258 2.580 Chắp sườn 15 387 5.805 Chắp sống cổ 20 240 4.800 … … … … Cộng 359.600 II Mã FO3-82X … … … 07 Tra cổ, đầu ve 9 300 2.700 … … … … Cộng 190.900 … … … … Cộng 652.400

Cuối tháng, Tổ trưởng các tổ SX sẽ tiến hành đối chiếu với Thủ kho, Quản đốc, đồng thời lập Bảng kê lương SP của tất cả các thành viên trong tổ gửi lên Phòng kế toán. Bộ phận kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào biểu định mức đơn giá tiền lương, Bảng kê lương của các tổ gửi lên, Bảng xác định quỹ lương SX kế hoạch và số lượng SPHT của từng tổ để tính lương cho từng tổ và kiểm tra lại lương của từng công nhân.

Ví dụ: Tính lương SP cho Phân xưởng I.

Trong tháng 10/2006, Phòng kế toán nhận được Bảng kê lương của tất cả công nhân Phân xưởng , đồng thời nhận được liên thứ 2 “Phiếu nhập kho” của Tổ 3 do Thủ kho gửi lên.

Trong tháng, tổng số SPHT nhập kho thuộc tất cả các mã hàng do công nhân Tổ 3-PX I sản xuất là 8.015 áo Jacket.

Biểu 2.10:

Xí nghiệp may Vạn Xuân 45-Nguyễn Chí Thanh-Hà Nội

PHIẾU NHẬP KHO

Số: 45

Ngày 15 tháng 10 năm 2006

Tên người giao hàng: Nguyễn Thu Huệ Theo Chứng từ số: 66 Địa chỉ: Tổ 3 – PX I Nhập lại kho: Thành phẩm TT Tên hàng Mã số Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền(đ) Theo CT Thực nhập

1 Áo jacket Mã HO-5475 Cái 1.789 8.600 15.385.400

2 Áo jacket Mã F03-82Y Cái 1.325 … …

… … … …

Cộng 8.015

Nhập, ngày 20 tháng 10 năm 2006

Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Từ Phiếu nhập kho này Kế toán tiến hành lập “Bảng kê thanh toán lương SP” cho tổ sản xuất số 3.

Biểu số 2.11

Xí nghiệp may Vạn Xuân Tổ sản xuất 3 – PX I

BẢNG KÊ THANH TOÁN LƯƠNG SẢN PHẨM

Tháng 10 năm 2006

Tổ trưởng: Nguyễn Thu Huệ

STT Tên SP Đơn vị tính Số lượng Đơn giá lương(đ) Thành tiền(đ) 1 Mã HO-5475 Cái 1.789 8.600 15.385.400 2 … … … … … … … … … … Cộng 50.967.944

Qua đó ta thấy tiền lương SP tháng 10/1006 của công nhân Lại Vân Anh là 652.400đ, và lương SP của toàn bộ công nhân Tổ 3 – PX I là 50.967.944đ. Như vậy, Phòng kế toán chỉ tính lương cho từng tổ dựa trên số lượng SP nhập kho, còn lương từng công nhân sẽ do từng Tổ trưởng, Quản đốc tiến hành.

Lương thưởng: Để động viên CNSX, giúp đỡ nâng cao đời sống công

nhân, Xí nghiệp áp dụng chế độ lương thưởng ABC. Theo chế độ này, từng tổ, bộ phận các tổ SX vào cuối tháng sẽ tiến hành bình xét chế độ thưởng ABC, cơ sở để bình xét bao gồm nhiều yếu tố nhưng trước hết là các “Bảng chấm công”, ý thức trách nhiệm của họ…Sau khi bình xét xong, các tổ tiến hành gửi các bảng bình xét lên Phòng tổ chức xét duyệt, sau đó gửi các bảng đó lên Phòng kế toán tài chính để lĩnh thưởng. Kế toán tiền lương sau khi nhận được các bảng bình xét sẽ tiến hành tính lương thưởng cho công nhân theo tỷ lệ: Loại A thưởng 15% theo lương SP, Loại B thưởng 10% theo lương SP, Loại C thưởng 5% theo lương SP, chế độ lương thưởng được áp dụng cho mọi lao động có thời gian làm việc tại Xí nghiệp từ 3 tháng trở lên.

Ví dụ: Trong tháng 10/2006, Tổ sản xuất 3-PX I có Bảng tính lương thưởng cho công nhân sau:

Biểu số 2.12:

BẢNG TÍNH LƯƠNG THƯỞNG CHO CÔNG NHÂN TỔ 3 – PX I

Tháng 10/2006 Đơn vị: đồng STT Họ và tên Chức vụ Xếp loại Tiền lương SP Mức tiền lương thưởng

1 Lại Vân Anh CN A 652.400 97.860

2 Nguyễn Thị Hà CN A 760.500 114.075 3 Trần Thị Nga CN C 613.200 30.660 4 Đỗ Trung Hà CN B 663.800 66.380 … … … … Cộng 50.967.94 4 4.560.100

Lương thưởng cho công nhân SX sẽ được tính vào CPNCTT và nằm trong giá thành gia công của lô hàng.

Lương phụ cấp: Lương phụ cấp hiện nay của CNSXTT tại Xí nghiệp

may Vạn Xuân bao gồm các khoản:

+ Phụ cấp ăn ca: Được tính chung cho CNSXTT trong toàn khối sản xuất với mức cố định là 2.000đ/ngày công thực tế.

+ Phụ cấp tiếng ồn: được tính theo 3% lương SP

+ Phụ cấp bảo dưỡng máy: được quy định chung là 8.000đ/công nhân/tháng.

Biểu số 2.13:

BẢNG TÍNH PHỤ CẤP LƯƠNG CHO CÔNG NHÂN TỔ 3 – PX I

Tháng 10/2006 TT Họ và tên CV Lương SP(đ) NLV TT Phụ cấp lương(đ) P/c

ăn ca tiếng ồnP/c BD máyP/c Cộng

1 Lại Vân Anh CN 652.400 25 50.000 19.572 8.000 77.572

2 Nguyễn Thị Hà CN 760.500 26 52.000 22.815 8.000 82.815 3 Trần Thị Nga CN 613.200 15 30.000 18.396 8.000 56.396 … … … … … … … … Cộng 50.967.94 4 260 520.000 1.529.038 160.000 2.209.038

Sau khi tính toán xong lương SP, lương thưởng, phụ cấp, kế toán tiền lương tiến hành lập “Bảng tính lương phân xưởng” cho toàn bộ CNSXTT trong XN.

Hàng tháng, căn cứ vào các chứng từ liên quan đến việc tính và thanh toán lương của bộ phận SX trực tiếp như: Bảng phân tích lương, Bảng kê chi tiết lương…kế toán tiến hành lập “Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp” (Biểu số 2.14) cho từng mã hàng SX hoàn thành nhập kho trong tháng.

Trong tháng, tổng số SPHT thuộc các mã hàng khác nhau của Tổ 3 – phân xưởng I là 8.015 áo. Ta có CPNCTT SX mã hàng HO-5475 tính được:

CPNCTTHO - 5475 = 57.737.082 x 1.789 = 12.887.291 đ 8.015

Các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất trực tiếp: bao gồm:

BHXH, BHYT, KPCĐ được trích với tỷ lệ 19% theo tiền lương phải trả cho CNTTSX và tính vào chi phí kinh doanh với tỷ lệ cụ thể như sau:

+ BHXH được trích bằng 15% tiền lương thực tế. + BHYT được trích bằng 2% tiền lương thực tế. + KPCĐ được trích bằng 2% tiền lương thực tế.

Hàng tháng, kế toán tính lương cho các bộ phận trong toàn Xí nghiệp nói chung và cho bộ phận SX trực tiếp nói riêng, thực hiện trích 19% các khoản theo quy định và lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.

Cuối mỗi tháng, căn cứ vào Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH cũng như các tài liệu có liên quan đến toàn bộ quá trình tính và thanh toán lương cho CNTTSX để vào các Sổ chi tiết TK 334, TK 338, TK 622…, lập Chứng từ ghi sổ và Sổ cái các TK 334, TK 338, TK 622…

Khi chi lương, nộp BHXH, BHYT, KPCĐ căn cứ vào các Phiếu chi, kế toán lập Sổ chi tiết TK 622 (Biểu số 2.15), Chứng từ ghi sổ (Biểu số 2.16)và Sổ cái (Biểu số 2.17).

Biểu số 2.17

Xí nghiệp may Vạn Xuân 45-Nguyễn Chí Thanh-Hà Nội

SỔ CÁI

Năm 2006

Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: 622 Đơn vị: đồng Ngày thán g Chứng từ

ghi sổ Diễn giải

TK ĐƯ Số tiền S H Ngày tháng Nợ 1 2 3 4 5 6 7 31/10 47 26/10 TL của bộ phận SXTT 334 235.480.427 31/10 47 26/10 Các khoản trích theo lương 338 44.741.281

Kết chuyển vào giá thành 154 280.221.708

Cộng phát sinh 280.221.708 280.221.708

Số dư cuối tháng

Ngày 31 tháng 10 năm 2006

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

c. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung

CPSXC hiện nay tại Xí nghiệp may Vạn Xuân bao gồm các khoản mục sau: − Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng. − CP vật liệu, CCDC dùng chung phục vụ cho SX trong phạm vi phân xưởng. − CP khấu hao TSCĐ và sửa chữa TSCĐ ở phạm vi phân xưởng. − Các khoản CP khác phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng.

Tập hợp chi phí sản xuất chung

CPSXC được tập hợp tại Phòng kế toán tài chính của XN trên cơ sở những Chứng từ, sổ sách kế toán ghi chép trong kỳ và được phân bổ cho từng

Một phần của tài liệu 19 Kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may Vạn Xuân - Công ty TNHH 1 thành viên Đầu tư và Phát triển Thương mại Vạn Xuân (Trang 39 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w