1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 tuần
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Đã thu thập được 340 mẫu bệnh phẩm lợn ốm do tiêu chảy và sưng phù đầu ở 5 tỉnh đại diện cho 3 miền Bắc - Trung - Nam. Từ 340 mẫu bệnh phẩm này đã sàng lọc và tuyển chọn được 10 chủng E. coli điển hình có độc lực mạnh, tính kháng nguyên tốt để làm giống.
2. Đã xác định được động thái sinh trưởng của 10 chủng E. coli phân lập được. Các chủng E. coli này tăng trưởng cực đại sau 24 giờ nuôi cấy sau đó giảm dần, trong khi pH của môi trường nuôi cấy giảm cực tiểu sau 24 giờ nuôi cấy sau đó tăng dần.
3. Việc làm bất hoạt và giải độc kháng nguyên bằng formol 30/00 ở 37oC trong 24h cho hiệu quả tốt. Sau khi bị bất hoạt và giải độc, độc lực bịgiảm đi nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên.
4. Alum 20/00 là chất bổ trợ kháng nguyên an toàn và làm tăng miễn dịch.
5. Đã nghiên cứu được qui trình miễn dịch tối ưu cho gà để thu được hàm lượng kháng thể cao nhất trong lòng đỏ trứng. Hàm lượng kháng thể trong lòng đỏ trứng kháng với kháng nguyên thân E. coli luôn ổn định ở 1/118,2 đến 1/243,2 và hàm lượng kháng thể kháng với độc tố E. coli dao động từ 1/8 đến 1/16.
6. Đã nghiên cứu được qui trình sản xuất kháng thể, qui trình kiểm nghiệm và bảo quản chế phẩm. Chế phẩm kháng thể sản xuất ra có hiệu giá kháng thể ngưng kết đạt từ 1/80 đến 1/100, hiệu giá ADP đạt ≥ 1/4. Sản phẩm đạt các tiêu chuẩn về vật lý, vô trùng, an toàn và hiệu lực. Nhiệt độ bảo quản chế phẩm tốt nhất là từ 20C - 80C, thời gian bảo quản là 5 tháng.
KIẾN NGHỊ
1. Tiếp tục khảo sát chế phẩm kháng thể được tạo ra trên lợn để xác định khả năng bảo vệ của chế phẩm đối với lợn mắc bệnh và đưa ra liều phòng và điều trị bệnh.
2. Cần sản xuất thử nghiệm một số lô chế phẩm để đưa ra khảo nghiệm trên thực địa trước khi sản xuất đại trà và đưa chế phẩm kháng thể này vào phòng và trị bệnh bệnh tiêu chảy và sưng phù đầu do E. coli gây ra.