Lớp chất flavonoit, thành phần hoá học có trong phấn hoa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính của sữa ong chúa (Trang 29 - 30)

1. 2.6. 1. Giới thiệu chung [ 5, 25, 27,44, 54]

Các flavonoit là lớp chất phổ biến có trong thực vật. Chúng là hợp chất có cấu tạo gồm hai vòng benzen A, B đ−ợc kết nối bởi một dị vòng C với khung cacbon C6-C3-C6.

Các flavonoit là dẫn xuất của 2 – phenyl chroman (flavan).

Các flavonoit có ở trong tất cả các bộ phận của cây long nha thảo, bao gồm quả, phấn, hoa, rễ … Một số flavonoit có hoạt tính sinh học thể hiện ở khả năng chống oxi hoá.

B A

C

1.2.6.2. Các nhóm flavonoit [ 5, 25, 27, 44, 54]

a. Flavon và flavonol: Flavon và flavonol rất phổ biến trong tự nhiên.

Công thức cấu tạo của chúng chỉ khác nhau ở vị trí cac bon số 3.

b. Flavanon: Các flavanon nằm trong cân bằng hỗ biến với các chalcon

do vòng dihydropyron của flavanon kém bền nên dễ xảy ra mở vòng chuyển thành chalcon.

c. Flavanonol-3: Có hai nguyên tử cac bon bất đối là C-2 và C-3 nên

chúng có tính quang hoạt. Các hợp chất th−ờng gặp là aromadendrin, fustin và taxifolin.

d. Chalcon: Chalcon có thể bị đồng phân hoá thành flavanon khi đun

nóng với axit clohydric (HCl).

e. Auron: Có màu vàng đậm và không tạo màu khi thực hiện phản ứng

shinoda.

f. Anthoxianidin: Th−ờng gặp trong tự nhiên ở dạng glycozit dễ tan

trong n−ớc. Màu sắc của nó thay đổi theo pH.

g. Leucoantoxianidin: Các hợp chất này mới chỉ tìm thấy ở dạng

aglycon, ch−a tìm thấy ở dạng glycozit.

h. Catechin: Catechin là các dẫn xuất flavan-3-ol. Do có 2 trung tâm

cacbon bất đối nên chúng tồn tại d−ới dạng 2 cặp đồng phân đối quang.

i. Isoflavonoit: Bao gồm các dẫn xuất của 3-phenyl chroman.

j. Rotenoit và neoflavonoit: Các rotenoit có quan hệ chặt chẽ với các

isoflavon về mặt cấu trúc cũng nh− sinh tổng hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính của sữa ong chúa (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)