Quản lý tài sản nợ và tài sản có là quá trình ngân hàng thực hiện quản lý tài sản có và tài sản nợ của mình nhằm tối đa hóa lợi nhuận thu về cho cổ đông. Việc quản lý tài sản có và tài sản nợ bao gồm một quá trình được lập kế hoạch và thiết kế để:
- Đáp ứng nhu cầu của ngân hàng về thanh khoản; - Tránh rủi ro vỡ nợ/thanh toán;
- Xây dựng lịch trình các kỳ hạn khác nhau của tài sản có và tài sản nợ nhằm hạn chế rủi ro lãi suất; và
- Kiểm soát mức lãi suất được nhận và lãi suất thanh toán để đảm bảo duy trì mức chênh lệch đủ giữa chi phí và thu nhập của nguồn vốn.
Tối thiểu, hiệu quả quản lý của tài sản và các khoản nợ nên kết hợp các hoạt động sau:
- Đánh giá trạng thái bảng cân đối kế toán hiện tại;
- Đánh giá các yếu tố bên ngoài như vĩ mô, đối tác, cạnh tranh.... - Chiến lược phát triển tài sản nợ - tài sản có;
- Các mô hình chiến lược;
- Xác định chiến lược thích hợp nhất; - Thiết lập mục tiêu;
- Truyền đạt các mục tiêu đến quản lý và nhân viên; - Giám sát và đánh giá hiệu quả.
134
- Đưa ra các quyết định đối với công tác quản lý tài sản nợ - tài sản có trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở các mục tiêu, cơ cấu lớn trong kế hoạch dài hạn và hàng năm của ngân hàng;
- Chỉ đạo các bộ phận có liên quan để thực hiện các quyết định về quy mô, cơ cấu, danh mục, rủi ro tiền tệ và ngoại hối đối với tài sản nợ - tài sản có của ngân hàng;
- Xây dựng, thực thi chính sách quản lý tập trung toàn bộ mọi nguồn vốn của ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh toán và nguồn vốn cho hoạt động ngân hàng;
- Xây dựng hệ thống các giới hạn quản lý tài sản nợ - tài sản có tại ngân hàng; - Xây dựng, thực thi chính sách quản lý rủi ro tài sản nợ - tài sản có: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro chính sách...
- Phân tích và xác định cơ cấu tài sản nợ - tài sản có tối ưu đồng thời đảm bảo thực thi cơ cấu này;
- Kiểm soát việc chấp hành các giới hạn và các chính sách quản lý tài sản nợ - tài sản có của toàn hệ thống;
- Thực thi và giám sát thực hiện kế hoạch tài chính và chỉ tiêu lợi nhuận đối với toàn hệ thống;
E. ĐỀ XUẤT TẠI KHỐI PHÁP CHẾ VÀ QUẢN LỶ RỦI RO 1. Một số nhận xét về quản trị rủi ro tại Ngân hàng Liên Việt 1. Một số nhận xét về quản trị rủi ro tại Ngân hàng Liên Việt
- Hệ thống quản trị rủi ro chưa hướng theo chuẩn mực quốc tế;
- Hiện tại, tương tự các ngân hàng khác việc quản trị rủi ro chưa được coi trọng đúng mức;
- Chưa phổ cập quản trị rủi ro tới tất cả các cấp và nhân viên, chưa đưa vào nội dung đào tạo về rủi ro đối với tất cả nhân viên, và chưa hình thành văn hóa kiểm soát rủi ro tại Ngân hàng Liên Việt;
135
2. Mô hình
a. Mô hình hiện tại
Hiện tại, Khối Pháp chế & Quản lý rủi ro thực hiện chức năng của bộ phận quản lý rủi ro độc lập. Khối gồm 3 phòng: Pháp chế, Quản lý rủi ro và Kiểm tra kiểm soát nội bộ.
136
Khối Pháp chế và Quản lý rủi ro là Khối nghiệp vụ trực thuộc Ban điều hành, được thành lập để thực hiện các nghiệp vụ quản lý rủi ro của Ngân hàng Liên Việt.
Chức năng của Khối Pháp chế & Quản lý rủi ro:
- Xây dựng chiến lược và các chính sách quản lý rủi ro trình lên Hội đồng Quản trị, Ban điều hành;
- Xác định các rủi ro hiện hành, rủi ro chưa phát hiện và các rủi ro mới của Ngân hàng Liên Việt;
- Đề xuất chính sách, quy chế, quy trình, thủ tục, hạn mức và cơ chế kiểm soát rủi ro;
- Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý, hệ thống đo lường, đánh giá rủi ro, các biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro;
- Giám sát đảm bảo việc tuân thủ quy định và hạn mức đặt ra;
- Thực hiện hoạt động kiểm tra sau để đảm bảo hoạt động nghiệp vụ được vận hành theo đúng quy trình, quy chế; theo dõi, chỉnh sửa và kiến nghị thay đổi; - Cung cấp ý kiến tư vấn về các vấn đề liên quan đến pháp lý cho lãnh đạo và các bộ phận nghiệp vụ của Ngân hàng;
- Đào tạo nhân viên, cập nhật về quản lý rủi ro và tự đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro;
- Báo cáo kết quả giám sát rủi ro lên Hội đồng quản trị, Ban điều hành.
137
Với mô hình hiện tại, theo nhu cầu của công việc và các phòng đưa lên.
4. Hệ thống thông tin và phần mềm
Hiện tại, tiến hành xây dựng các công cụ, báo cáo trên excel để quản lý rủi ro. Trước tiên cần thực hiện ngay quản lý rủi ro thanh khoản (khối Pháp chế & QLRR chỉ thực hiện giám sát rủi ro, khối Nguồn vốn chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản – theo như mục B phần 2 về các báo cáo quản trị rủi ro thanh khoản) và quản lý rủi ro lãi suất và tỷ giá.
Trong tương lai, tiến hành tìm hiểu các phần mềm về quản trị rủi ro, từng bước mua và phần mềm để quản lý rủi ro.
F. TỔNG KẾT
Cơ cấu tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng có thể nói lên rủi ro của ngân hàng. Việc xây dựng cơ cấu tài sản có và tài sản nợ đóng vai trò quan trọng trước khi đưa ra chiến lược về quản trị rủi ro. Rủi ro luôn gắn liền với hoạt động của ngân hàng. Mỗi quyết định đều liên quan đến rủi ro. Mức độ chấp nhận rủi ro của từng ngân hàng khác nhau và do Hội đồng quản trị của Ngân hàng quyết định dựa trên chiến lược phát triển của Ngân hàng. Chúng tôi lưu ý rằng đề án này xét về rủi ro mang tính toàn hệ thống, từ các giao dịch viên ra quyết định hàng ngày cho tới đến bộ phận back office. Hoạt động quản trị rủi ro thực hiện ở tất cả các cấp (từ các nhân viên thực hiện giao dịch, các lãnh đạo phòng ban/chi nhánh, Khối quản trị rủi ro, Ban điều hành và Hội đồng quản trị) và có sự phân công trách nhiệm và quyền hạn cụ thể.
Đề án đưa ra các rủi ro một cách riêng biệt, tuy nhiên, khi quản trị rủi ro cần nhìn một cách tổng thể các rủi ro đó vì các rủi ro này liên quan với nhau. Bên cạnh đó, nếu xét về mặt tài sản, một tài sản có thể có nhiều rủi ro. Ở giao dịch viên thực hiện quản trị rủi ro tài sản ở mức vi mô, khối quản lý rủi ro ở tầm vĩ mô (xét trên tổng thể ngân hàng và tất cả các tài sản, tất cả các rủi ro), Hội đồng quản trị ở tầm chiến lược.
Việc tiếp cận rủi ro sẽ theo cả phương pháp truyền thống và hiện đại. Ở đây trước khi chúng ta ra quyết định, thì đó là lúc chúng ta lựa chọn rủi ro và mức độ chấp nhận của chúng ta với rủi ro. Khi các quyết định được đưa ra, chúng ta tiến hành kiểm soát sau và đưa ra các tình huống để xử lý, phòng chống rủi ro hoặc sử dụng các công cụ phái sinh.
138
Quản trị rủi ro phải đi liền với các hoạt động, và cần hình thành văn hóa kiểm soát rủi ro cho LienVietBank, hướng theo tuân chuẩn của Basel 2. Khối quản lý rủi ro sẽ tiến hành thực hiện quản trị rủi ro với các rủi ro chính và cần ban hành các chính sách và quy trình quản trị rủi ro. Chúng tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các phòng ban nghiệp vụ và tất cả các anh/chị trong hệ thống để hoạt động quản trị rủi ro ngày càng hòan thiện hơn và tất nhiên quản trị rủi ro xét trên mặt lợi ích nhiều hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định kinh doanh và lợi ích của các giao dịch cụ thể cũng như toàn hệ thống để đảm bảo AN TOÀN và SINH LỜI.