Chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Quan_tri_rui_ro (Trang 31 - 32)

1. Quản trị rủi ro tín dụng

1.3.2 Chính sách tín dụng

Việc thiết lập khuôn khổ chính sách tín dụng cho đầu tư và quyết định cho vay phản ánh sức chịu đựng của tổ chức tín dụng với rủi ro tín dụng. Để có hiệu quả, chính sách cần phải được truyền đạt kịp thời và ở tất cả các cấp, với toàn bộ nhân viên. Định kỳ sửa đổi để đưa vào tài khoản thay đổi hoàn cảnh nội bộ và bên ngoài.

Chính sách tín dụng gồm các nội dung tối thiểu như sau:

- Tiêu chuẩn cấp tín dụng (thị trường, đối tượng khách hàng theo ngành, địa lý, tài sản đảm bảo; chi tiết và chính thức hoá việc đánh giá tín dụng / quá trình thẩm định, hệ thống đánh giá nội bộ ,cấu trúc khoản tín dụng);

- Thẩm quyền phê duyệt các cấp (thiết lập hệ thống phân cấp thẩm quyền và trách nhiệm trong phê duyệt các khoản tín dụng và thay đổi trong điều khoản tín dụng; thẩm quyền cho vay của cán bộ phải phù hợp với kinh nghiệm, khả năng và tính cách của cá nhân; các khoản tín dụng vượt thẩm quyền);

- Hạn mức tín dụng đối với một khách hàng và nhóm khách hàng liên quan, với ngành hoặc lĩnh vực kinh tế, khu vực địa lý và các sản phẩm cụ thể. Đảm bảo tuân thủ các giới hạn của cơ quan quản lý nhà nước;

- Thẩm quyền phê duyệt các thiệt hại có thể xảy ra và các khoản nợ có khả năng mất vốn;

32

- Vai trò và trách nhiệm của các đơn vị/cá nhân liên quan đến tổ chức và quản lý tín dụng;

- Quản lý tín dụng (hồ sơ tín dụng, hợp đồng tín dụng, tài liệu, tài sản bảo đảm và bảo lãnh);

- Kiểm tra tín dụng;

- Hướng dẫn và xử lý các khoản cho vay có vấn đề;

- Hướng dẫn rõ ràng về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Một phần của tài liệu Quan_tri_rui_ro (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)