THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ UBND PHƯỜNG NÔNG TRANG

Một phần của tài liệu Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở địa phương (Trang 43 - 44)

UBND PHƯỜNG NÔNG TRANG

8. Việc quản lí, lưu trữ VBQPPL còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ, chưa bảo đảm tính khoa học, nhất là các huyện, xã. Công tác hệ thống hoá văn bản mới dừng lại chủ yếu ở cấp tỉnh.

Công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản tuy được tiến hành theo định kì nhưng việc in ấn, xuất bản tập hệ thống VBQPPL đang còn hiệu lực để áp dụng thống nhất hầu như chưa được thực hiện ở đa số các địa phương. Cá biệt, do không nắm được kết quả rà soát, xử lí VBQPPL của UBND cấp tỉnh, vẫn còn tình trạng cơ quan quản lí áp dụng văn bản đã bị bãi bỏ hoặc hết hiệu lực, gây ảnh hưởng không tốt đến việc quản lí Nhà nước trong phạm vi địa phương.

9. Không thể phủ nhận một thực tế là năng lực của không ít các chủ thể có thẩm quyền xây dựng và ban hành VBQPPL chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác này. Thực tế này có thể thấy rõ ràng khi điểm qua đội ngũ cán bộ tư pháp xã. Cả nước còn có 8% Ban Tư pháp chưa có cán bộ tư pháp. Trong đó, tỉ lệ cán bộ tư pháp cấp xã có trình độ văn hoá từ tốt nghiệp trung học cơ sở trở xuống vẫn cao, chiếm trên 50% tổng số cán bộ tư pháp cấp xã, 1% cán bộ chưa tốt nghiệp tiểu học, 81,7% cán bộ tư pháp cấp xã chuyên trách chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ ở trình độ trung học chuyên nghiệp trở lên và 69,8% cán bộ tư pháp xã chuyên trách chưa được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ một cách thường xuyên [21].

Đối với cấp huyện, cán bộ phòng Tư pháp ở cấp huyện vừa thiếu, vừa yếu, tính đến thời điểm ngày 29/02/2008 thì mỗi phòng tư pháp chỉ có từ 3 đến 5 người, trong đó gần 50% số cán bộ có thời gian làm công tác Tư pháp dưới 5 năm, trình độ chưa đồng đều (27/42 có trình độ Đại học, trung cấp luật, số còn lại có trình độ chuyên môn khác…); cấp xã chỉ có một cán bộ Tư pháp, hộ tịch trình độ chưa đồng đều (182/226, chiếm 80% có trình độ đại học, trung cấp luật; 11/126 có trình độ chuyên môn khác, 29/226 người chưa qua đào tạo) [36].

Trên thực tế, cán bộ tư pháp của chính quyền địa phương phải đảm đương một khối lượng công việc rất lớn với nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong khi đó, soạn thảo, tham gia soạn thảo VBQPPL của chính quyền địa phương là một trong những lĩnh vực đòi hỏi cán bộ tư pháp phải tham gia liên tục, thường xuyên. Qua thực trạng nêu trên có thể thấy trình độ của cán bộ tư pháp xã nói chung chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra. Điều này hạn chế hiệu quả đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ vào hoạt động ban hành VBQPPL của UBND các cấp.

Một phần của tài liệu Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở địa phương (Trang 43 - 44)