Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Quản lí hành chính nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay (Trang 67 - 71)

h. Nền kinh tế phát triển năng động

2.4.3.Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

Công tác quy hoạch, lập dự án đầu tư và thẩm tra dự án đầu tư

Một số dự án hoặc nhà đầu tư không đủ năng lực đầu tư nhưng vẫn đăng ký để chiếm giữ những vị trí quan trọng nhưng không triển khai dự án hoặc không thể triển khai hoặc sau một thời gian hoạt động thì bị phá sản. Điều này xuất phát từ chính các nhà đầu tư không lường hết mọi rủi ro khi đầu tư vào một môi trường mới, nguồn vốn lại hạn chế không đủ sức ứng phó sự biến động thất thường của thị trường.

Công tác quy hoạch của thành phố còn nhiều vướng mắc, nhiều khu quy hoạch còn chậm triển khai. Thành phố chưa chủ động trong việc tạo sẵn một quỹ đất để khi các nhà đầu tư vào thì sẽ có sẵn quỹ đất để cung cấp ngay và làm hài lòng các nhà đầu tư bởi khâu chuẩn bị chu đáo.

Cơ sở hạ tầng, dịch vụ, giải phóng mặt bằng và công tác đền bù

Cơ sở hạ tầng của thành phố đã được nâng cao, nhiều công trình được xây dựng mới tạo được bộ mặt mới mẻ và ấn tượng cho thành phố. Tuy nhiên các công trình hỗ trợ cho đầu tư và các dự án đang thực hiện chưa hoàn thiện hoặc chưa được quan tâm

nhiều như các công trình nhà ở cho công nhân; hệ thống giao thông vận tải (các cảng trong Đà Nẵng, quốc lộ 1A cần được mở rộng và nâng cấp) để nâng cao khả năng trung chuyển hàng hoá và hành khách với số lượng trọng tải lớn cũng như độ an toàn cao; hệ thống thông tin liên lạc còn chưa mạnh, các mạng dễ bị lỗi làm ảnh hưởng đến công việc của các doanh nghiệp; công ty điện lực chậm hoặc không thông báo việc cắt điện đột xuất gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp…

Vốn đền bù giải tỏa và đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào tuy đã được phép sử dụng từ nguồn ứng trước tiền thuê đất nhưng vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, quỹ đất dành để bố trí tái định cư eo hẹp, tiến độ xây dựng nhà tái định cư chậm cũng là nguyên nhân làm chậm tốc độ giải phóng mặt bằng.

Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người dân nên đã gặp nhiều khó khăn. Có hộ dân cho rằng giá đền bù không hợp lý nên không chịu hợp tác để di dời gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng, hơn nữa lại xảy ra tình trạng khiếu kiện kéo dài ảnh hưởng đến đời sống người dân, các cơ quan chức năng và tiến trình của các dự án.

Công tác quản lý Hành chính Nhà nước

-Các cơ quan Nhà nước

Cơ quan quản lý công tác xúc tiến đầu tư và thẩm định dự án đầu tư chưa hoặc không thể kiểm soát hết được độ an toàn cũng như mức độ thành công của các dự án, để các nhà đầu tư không đủ khả năng hoặc nguồn vốn đầu tư vào, sau đó rất dễ dẫn đến tình trạng phá sản hoặc khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh.

Chủ trương phân cấp đầu tư trong thời gian qua đã cho thấy đây là một chính sách đúng đắn cần phát huy và mở rộng, nhưng cũng đã bộc lộ những vấn đề mới như: việc quản lý về đầu tư nước ngoài tại các địa phương còn khác nhau, không được xử lý một cách thống nhất, không phân biệt được chức năng quản lý nhà nước và chức năng của một cơ quan hoạt động sự nghiệp có thu. Cơ quan xúc tiến đầu tư là đơn vị sự nghiệp có thu làm luôn công việc quản lý dự án như tham mưu trực tiếp cho UBND thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư, tham mưu cho phép dừng dự án, tham mưu UBND thành phố rút Giấy phép trước thời hạn… như vậy là trái pháp luật.

Nhiều dự án đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào đã đưa vốn đầu tư lên cao, sau đó lấy giấy tờ đất thuê dài hạn hoặc cầm cố, thế chấp với ngân hàng để vay vốn. Khi rủi ro xảy ra thì toàn bộ ngân hàng phải chịu, trường hợp này xảy ra không chỉ với các dự án về sản xuất mà còn có các dự án về kinh doanh bất động sản. Vấn đề này bắt nguồn do công tác quản lý còn lỏng lẻo của các cơ quan có thẩm quyền, có trách nhiệm nên khi rủi ro xảy ra đã làm tổn thất một lượng vốn lớn của các cơ sở ngân hàng hoặc các chủ đầu tư khác, đồng thời cũng gây khó khăn cho các cơ quan chức trách.

Công tác liên quan đến kinh tế đối ngoại nói chung và thu hút FDI nói riêng tuy đã có từ rất lâu, tuy nhiên sự biến chuyển của nó là rất phức tạp và tùy tình hình từng giai đoạn, buộc những người làm công tác quản lý ở những lĩnh vực này cần có trình độ cao. Tuy nhiên, đội ngũ quản lý còn nhiều hạn chế về trình độ, cũng như chưa nắm bắt tốt nhất các luật trong và ngoài nước về vấn đề này. Điều đó làm ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về FDI và các vấn đề liên quan.

Chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò, vị trí của đầu tư nước ngoài trong nền KT - XH nói chung và sự phát triển du lịch nói riêng. Cũng như nhận thức về du lịch và vai trò của du lịch chưa được định hướng đúng, một bộ phận dân cư và chính quyền địa phương cấp cơ sở trên địa bàn thành phố còn có tư tưởng cục bộ, đôi khi nhận thức sai lệch về các dự án du lịch, cho rằng đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, phá hoại cảnh quan tự nhiên.

- Thủ tục hành chính

Các thủ tục hành chính tuy đã được thực hiện cởi mở và gọn nhẹ hơn nhưng vẫn chưa hoàn toàn thông thoáng và chưa thật sự nhanh chóng để tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư.

Được hoàn thiện bởi Luật Đầu tư năm 2005 và Luật Doanh nghiệp 2005, cùng với đó là một số Nghị định như 101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định về việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư nhưng không phải mọi thủ tục đầu tư hay hoạt động của doanh nghiệp đều gặp thuận lợi. Một số dự án gặp vướng mắc kéo dài chưa được xử lý dứt điểm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, làm chênh lệch giữa vốn đầu tư và vốn thực hiện.

Công tác xúc tiến đầu tư

Công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, chưa chú trọng đến các cách xúc tiến đầu tư như mở rộng và nâng cấp website của cơ quan xúc tiến đầu tư của thành phố, tổ chức các giải thưởng hoặc các cuộc thi giữa các doanh nghiệp với nhau…

Chưa xác định được những nhà đầu tư tiềm năng khi đầu tư vào thành phố. Năng lực của các cán bộ quản lý công tác xúc tiến đầu tư còn có phần hạn chế.

Hình thức đầu tư tại thành phố chỉ giới hạn ở 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh… mà chưa thông dụng các hình thức khác như BOT, BT hay BTO… làm giới hạn cơ hội đầu tư.

Hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch, môi trường đầu tư của thành phố tuy đã được tăng cường nhưng nhìn chung còn mang tính thời điểm, chưa mang tính chuyên nghiệp, còn hạn chế về nội dung và hình thức, máy móc thiết bị vi tính chưa được trang bị đồng bộ một phần là do kinh phí cho công tác xúc tiến đầu tư còn chưa xứng tầm.

Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chú trọng vào đầu tư du lịch hay công nghiệp, điều này gây nên tình trạng chênh lệch cán cân đầu tư và mất sự cân đối giữa các ngành. Tuy mục tiêu phát triển về cơ cấu ngành trong tương lai của thành phố là dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp nhưng có những tiềm năng của thành phố Đà Nẵng về nông, lâm, ngư nghiệp cần được khai thác để tránh lãnh phí, công tác xúc tiến đầu tư chưa chú trọng lĩnh vực này.

Nguồn nhân lực

-Lực lượng lao động:

Nguồn nhân lực của thành phố tuy dồi dào, trẻ tuy nhiên số lượng lao động qua đào tạo chuyên môn và kỹ năng thì chưa nhiều, hầu hết các lao động trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các cơ sở sản xuất thì chỉ có trình độ Trung học phổ thông. Chính

vì thế lực lượng lao động với chất lượng còn thấp, đặc biệt là về ngoại ngữ, điều này càng làm cho những người lao động chịu nhiều thiệt thòi.

Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thực hiện đúng những quy định của luật pháp về việc sử dụng lao động là người Việt Nam; như kéo dài thời gian học nghề, không thực hiện đúng chế độ bảo hiểm xã hội, kéo dài thời gian lao động trong ngày… Trong khi đó, nhiều người lao động không nắm rõ được quy định của pháp luật, cộng thêm thiếu các tổ chức công đoàn, đoàn thể nên không bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người lao động, từ đó dễ gây ra những tranh chấp trong lực lượng lao động, cũng như các cuộc đình công, lãng công… vừa gây mất an ninh trật tư, vừa gây thiệt hại và ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh, cũng như sẽ gây sự chán nản cho các nhà đầu tư khác khi nhìn thấy thực tế trên.

- Đội ngũ CBCC thực hiện công tác QLNN về đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiều cán bộ còn kiêm nhiệm, kiêm chức, kinh nghiệm và kiến thức quản lý đầu tư còn hạn chế do không được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên hoặc do làm trái ngành nghề đào tạo.

Thiếu một cơ chế đánh giá CBCC một cách khoa học, hợp lý và một cơ chế thưởng phạt phân minh để động viên sự tích cực cũng như để xử lý thích đáng và ngăn chặn có hiệu quả đối với những biểu hiện tiêu cực của đội ngũ CBCC trong quá trình thực hiện công vụ.

2.5. Thách thức đặt ra cho QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu

Một phần của tài liệu Quản lí hành chính nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay (Trang 67 - 71)