h. Nền kinh tế phát triển năng động
2.4.1. Những thành tựu đạt được
Những ngày đầu khi chính sách mở cửa ban hành, Luật Đầu tư ra đời, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mới xuất hiện và bắt đầu triển khai hoạt động nhưng cũng làm cho bức tranh kinh tế của Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng được khởi sắc. Sự năng động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước cùng phát triển.
Thời điểm từ năm 1990 - 1996, tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố đạt 145,1 triệu USD chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ); nộp ngân sách là 8,5 triệu USD, sau thời gian được miễn giảm thuế theo Luật định, các dự án đã nộp ngân sách tương đối ổn định, tăng trưởng đều qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước; lao động trong các doanh nghiệp FDI cũng thu hút khá, lực lượng lao động tại địa phương đã chú trọng hơn đến việc tiếp cận và làm việc tại các doanh nghiệp này, số lao động đã tăng lên đến 6.000 người, mức lương trả cho người lao động tuy chưa thoả đáng nhưng nhìn chung luôn cao hơn các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế khác. Bên cạnh đó, trong thời gian này, cơ cấu đầu tư nước ngoài đã có sự chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất công nghiệp, giảm dần các dự án thuộc ngành nuôi trồng hải sản, các dự án cấp mới trong lĩnh vực công nghiệp chiếm trên 73% tổng vốn đăng ký.
Năm 1997, Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc TW, là đô thị loại I cấp quốc gia và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của miền Trung và khu vực. Đà Nẵng là địa phương dẫn đầu ở khu vực miền Trung trong việc thu hút FDI, nguồn vốn này đã bổ sung quan trọng cho chất lượng đầu tư phát triển và chiếm trên 25% tổng vốn đầu tư xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển KT - XH của thành phố.
Cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành và nội bộ ngành được thay đổi cơ bản; từ một thành phố chủ yếu tiêu thụ hàng hoá từ các địa phương như TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khác mang đến, nay đã chủ động trong sản xuất nguồn hàng cung cấp cho thị trường khu vực và xuất khẩu. Trong đó thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp một phần to lớn về công nghệ, thị trường, nguồn nhân lực, quản lý...
Đầu tư vào Đà Nẵng được đa dạng hơn theo hướng đa phương hoá các quan hệ kinh tế quốc tế; chính sự hợp tác đầu tư này đã góp phần tạo vị thế của thành phố Đà Nẵng trên trường quốc tế với quan hệ kinh tế và đối ngoại với gần 80 quốc gia, vùng lãnh thổ; đồng thời tập trung vào các đối tác có tiềm lực tài chính, kỹ thuật, công nghệ cao, có uy tín và kinh nghiệm trong việc đầu tư vào thành phố Đà Nẵng như ITG (Mỹ), Vinacapital, Mabuchi, Metro, Big C…
1997 55 4,3 8,65 1998 60,02 10,07 10,30 1998 60,02 10,07 10,30 1999 52,21 8,73 9,94 2000 53,01 10,47 12,54 2001 54,76 10,3 12,7 2002 66,32 10,7 15,58 2003 82,15 10,86 19,46 2004 85,25 11 20,5 2005 105,1 14 415 2006 110 14,3 22,8 2007 125 14 26,9 Tổng 848,82 119,43 3.412,8
Bảng 9: Kết quả thu hút FDI tại thành phố Đà Nẵng 1997 - 2007
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng)
- Giai đoạn 1997 - 2007 (theo dõi bảng 9), kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng đều qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước và chiếm 24 - 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu hàng năm là: đồ chơi trẻ em, áo quần, hàng kim dệt, dăm gỗ, bia, đèn cầy, mô tơ các loại, sản phẩm điện, điện tử…
Nếu những năm cuối thập niên 90, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã ảnh hưởng một số doanh nghiệp có mức xuất khẩu cao như PPMG, Hồng Đức… phải tạm dừng hoạt động do không tìm được thị trường xuất khẩu hoặc bị đối tác hủy bỏ hợp đồng … dẫn đến phá sản, giải thể; thì nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trong những năm qua đã không ngừng phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực các doanh nghiệp FDI chiếm 20 - 25% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Dự án FDI góp phần đổi mới công nghệ, nhất là công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, tạo ra những sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường và giải quyết khoảng 20% tổng số lao động được tuyển dụng hàng năm và hàng ngàn lao động gián tiếp ở các ngành sản xuất phụ trợ.
Doanh thu từ ngành dịch vụ du lịch đạt cao, riêng năm 2007 đạt 606 tỷ đồng, góp phần nâng cao nguồn ngân sách, quảng bá hình ảnh Đà Nẵng và thu hút khách du
lịch trong và ngoài nước đến với Đà Nẵng. Bên cạnh đó, các hoạt động lễ hội lớn diễn ra hàng năm như Lễ hội bắn pháo hoa Quốc tế, lễ hội Quán Thế Âm… cũng thu hút rất nhiều du khách, điều này cho thấy Đà Nẵng đã có bước chuyển mình rất quan trọng và thành công trong công cuộc phát triển KT - XH trong tình hình mới hiện nay.
Nộp ngân sách Nhà nước cũng không ngừng tăng cao (Bảng 8), năm sau luôn cao hơn năm trước và chiếm tỷ lệ 10 - 12% tổng thu ngân sách của thành phố. Năm 2000 nộp ngân sách tăng gấp 2,43 lần so với năm 1997 và năm 2007 cũng tăng 1,45 lần so với năm 2000.
Việc thu hút được các dự án đầu tư lớn, ngành nghề dịch vụ đang tạo thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của thành phố trong tương lai là dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
Với những nỗ lực không ngừng trong thời gian qua, công tác xúc tiến, vận động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được một số kết quả khả quan. Tính đến ngày 30/9/2008 tại Đà Nẵng có 143 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư có hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 2,4 tỷ USD, vốn thực hiện ước đạt gần 953 triệu USD, chiếm 93% tổng vốn đăng ký. Kết quả là từ năm 2001 - 2008 (tính đến 30/9/2008) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 115 dự án được cấp mới với tổng vốn đăng ký gần 2,3 tỷ USD, chiếm 93,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Riêng năm 2008, Đà Nẵng thu hút 17 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 580 triệu USD, vốn điều lệ đạt 130 triệu USD. Số dự án được cấp phép mới và vốn đầu tư liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng trung bình là 39,59%/năm, cao hơn tốc độ tăng chung của cả nước (33,7%/năm)
Hiện có 18 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Đà Nẵng. Trong đó, có một số nước dẫn đầu về số vốn đầu tư đăng ký như: Mỹ có 12 dự án, vốn đầu tư là 377.876.505 USD chiếm 40,19%; Nhật Bản: 112.783.214 USD, chiếm 11,99%; Hàn Quốc: 78.401.400 USD, chiếm 8,33%; Hong Kong: 76.000.000 USD, chiếm 81%...
Với kết quả trên, thành phố Đà Nẵng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xếp hạng từ thứ 11 về số dự án và thứ 12 về tổng vốn đầu tư trên toàn quốc (không kể dầu khí) lên đứng thứ 5 hiện nay, đồng thời đứng đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh, thành phố (PCI) năm 2008, tương xứng vị thế của một đô thị loại I trực thuộc TW.