Tăng cường và phát huy hiệu quả cơng tác giám sát

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ (Trang 89 - 91)

5. Kết cấu đề tài

3.3.5. Tăng cường và phát huy hiệu quả cơng tác giám sát

3.3.5.1. Nội dung giải pháp

Cơng tác giám sát được thực hiện tốt sẽ đảm bảo quá trình thực thi cơng vụ của CB, CC tuân thủ đúng những quy phạm khách quan như: Pháp luật, những quy định được chuẩn hố ở địa phương, những chuẩn mực đạo đức, văn hố dân tộc… Thế nhưng hiện nay ở huyện Krơng Nơ nĩi riêng, cả nước nĩi chung cơng tác giám sát của các cơ quan cĩ chức năng này chưa được thực hiện triệt để vì vậy chưa mang lại hiệu quả thiết thực.

ỵ nhiều văn bản của Nhà nước, cũng như ở địa phương luơn đề cập đến sự giám sát của nhân dân đối với các họat động của cơ quan HCNN, nhưng lại chưa cĩ văn bản nào quy định cụ thể cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan HCNN nĩi chung và đối với chính quyền địa phương nĩi riêng.

Để đảm bảo hiệu quả cơng tác này đối với văn hĩa giao tiếp, lối ứng xử của CB, CC khi giải quyết cơng việc cho nhân dân, các cơ quan giám sát chủ yếu (HĐND, UBMTTQ) cần xây dựng và ban hành cơ chế giám sát về quy tắc ứng xử, thái độ của CB, CC trong khi giải quyết cơng việc cho nhân dân, tổ chức. Đồng thời thực hiện giám sát nghiêm túc, khách quan theo chức năng, nhiệm vụ luật định.

Giám sát thái độ, hành vi ứng xử của CB, CC là một hoạt động khá tế nhị và tương đối phức tạp do tính đặc trưng và đa dạng của vấn đề này. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động giám sát đối với vấn đề này thì chỉ riêng sự giám sát của các cơ quan chức năng sẽ khơng đảm bảo tính khách quan. Bởi lẽ, tâm lý, nhận thức của họ cĩ thể giống nhau, ngồi ra dễ xảy ra tình trạng bao che, cả nể. Theo chúng tơi chủ thể giám sát quan trọng, khách quan hơn cả là nhân dân. Vì vậy, cần tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền giám sát của họ bằng những cơ chế rõ ràng, đầy đủ tính pháp lý và đảm bảo kết quả giám sát được cơng nhận, cơng khai.

3.3.5.2. Biện pháp thực hiện

Trong khi chưa cĩ một cơ sở phá lý nào cho hoạt động giám sát đối với vấn đề vừa đề cập thì các cơ quan giám sát và nhân dân cần dựa theo hai văn bản pháp lý khá quan trọng là: Quy chế văn hĩa cơng sở tại các cơ quan HCNN ban hành kèm theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg, ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính Phủ; Quy tắc ứng xử của cán bộ, cơng chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương ban hành kèm theo Quyết định 03/QĐ-BNV, ngày 26/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ để thực hiện quyền giám sát của mình.

Để thu nhận kết quả giám sát và phản hồi từ phía người dân, các cơ quan giám sát cần lập hộp thư tại các địa phương và tại trụ sở cơ quan. Đồng thời thiết lập và phổ biến cơng khai, rộng rãi đường dây nĩng để tiếp nhận trực tiếp những phản ánh của nhân dân.

Cuối cùng và quan trọng hơn cả là sự cơng khai, minh bạch, cương quyết trong xử lý các kết quả giám sát. Bởi lẽ, mọi cơng tác giám sát đều cĩ thể thực hiện dễ dàng nếu chỉ là hình thức. Vấn đề là ở chỗ chúng ta sử dụng kết quả giám sát như thế nào mới mang lại biến chuyển tích cực và đánh giá được hiệu quả của cơng tác giám sát, lấy kết quả xử lý (khen thưởng, kỷ luật) và những biến chuyển để đánh giá hiệu quả của cơng tác này. Tại một số nước như: Trung Quốc, Singapo… người dân cĩ vai trị rất lớn trong hoạt động giám sát và phản ánh thái độ của CB, CC khi giao tiếp với

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Lê Đình Dũng người dân. Chỉ một phản ánh thiếu tích cực của người dân thì một CB, CC cĩ thể bị cảnh cáo hoặc kỷ luật. Vậy do đâu người dân cĩ vai trị rất lớn như vậy? Theo chúng tơi điều đĩ phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, ý chí chủ quan của các nhà lãnh đạo và sự nghiêm khắc của họ đối với những phản ánh từ phía người dân.

Thiết nghĩ, để cơng tác giám sát thực sự mang lại hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào sự cương quyết, phẩm chất và tinh thần vì dân của những người thực hiện cơng tác này. Vì vậy. cần xây dựng đội ngũ những người giám sát cĩ đầy đủ năng lực và phẩm chất đạo đức, đồng thời cĩ tinh thần thực sự vì lợi ích của nhân dân, khơng bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ quyền lực, thân thiết để dẫn đến tình trạng cả nể, bao che…

Trong thời gian tới, khi khơng thực hiện HĐND cấp huyện thì vai trị giám sát của nhân dân càng đĩng vai trị quan trọng nhằm đảm bảo quá trình thực thi cơng vụ diễn ra đúng với các quy định pháp luật, đồng thời đảm bảo quá trình này hướng tới phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Vì vậy cần mau chĩng cĩ cơ chế để người dân thực hiện quyền giám sát của mình. Và đi đơi với cơ chế đĩ phải cĩ một chế tài để xử lý các kết quả giám sát một cách nghiêm túc.

Nĩi tĩm lại, cơng tác giám sát chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi cĩ một cơ chế nghiêm khắc, rõ ràng, tạo điều kiện thuận cho người dân thực hiện quyền giám sát của mình. Đồng thời, hiệu quả cơng tác này phụ thuộc vào kết quả xử lý, sử dụng kết quả giám sát như thế nào. Vì vậy, chỉ khi nào chúng ta tổ chức được một cơ chế rõ ràng và thực sự coi trọng cơng tác này thì cơng tác giám sát mới mang lại hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)