Kinh nghiệm và đề xuất khác

Một phần của tài liệu Dự án Xây dựng năng lực về Biến đổi khí hậu cho các tổ chức xã hội dân sự (Trang 31)

Tư liệu hoá kết quả các hoạt động của dự án: Khi kết thúc dự án, cần xây dựng một bộ tài liệu về tất cả các hoạt động của dự án để tiếp tục thực hiện các hoạt động truyền thông sau khi dự án kết thúc.

Trong giai đoạn tiếp theo của dự án (nếu có) nên xây dựng các hoạt động với tài trợ nhỏđể các tổ chức trong mạng lưới tiếp tục phát huy và vận dụng những nội dung đã được tập huấn.

Xây dựng các đĩa CD/VDC về BĐKH hoặc các hoạt động của dự án và phân phát cho các đối tác địa phương và cộng đồng để truyền thông cho dự án hoặc phát thanh, truyền hình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Giai đoạn tiếp theo khi Dự án đã kết thúc, cần tăng cường các hoạt động vận động chính sách về BĐKH như tổ chức các triển lãm, hội thảo vận động chính sách, nghiên cứu vận động chính sách, chiến dịch truyền thông. Đặc biệt là việc VĐCS về việc lồng ghép BĐKH vào kế hoạch PTKT-XH của địa phương. Đồng thời, xây dựng các mô hình thích ứng với BĐKH (ví dụ mô hình thích ứng với BĐKH theo vùng sinh thái của Việt Nam). Mở rộng đối tượng tập huấn về BĐKH xuống tới cấp cơ sở: cán bộ lãnh đạo các cấp địa phương, người dân.

Xem thêm Bảng 8, Phụ lục 1 vềđề xuất của người hưởng lợi đối với dự án.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận

Dự án “Xây dựng năng lực về Biến đổi Khí hậu (BĐKH) cho các tổ chức xã hội dân sự” với mục tiêu nhất quán là tăng cường năng lực cho các tổ chức xã hội dân sựđối với các vấn đề về BĐKH. Đánh giá giữa kỳ này được thực hiện theo kế hoạch, kết quảđánh giá cho thấy:

Dự án đã bám sát mục tiêu nhất quán là tăng cường năng lực cho các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam về BĐKH. Với cách tiếp cận từ dưới lên, theo nhu cầu, quá trình lập kế hoạch hàng năm đã nhận được sự quan tâm tham gia của các bên liên quan do đó đảm bảo tính sát thực, khả thi của kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, BĐH và cơ quan chủ trì đã chủ động, sáng tạo và có những điều chỉnh kế hoạch linh hoạt, kịp thời. Kết quả triển khai các hoạt động của dự án nhìn chung đúng tiến độ, kế hoạch (xem thêm Phụ lục 3 để có quan sát toàn cảnh về tiến độ triển khai các hoạt động của Dự án). Đặc biệt, hợp phần 2 vềđào tạo, nâng cao năng lực được triển khai thực hiện với kết quả rất tốt. Trên thực tế Dự án cũng đã dành rất nhiều nỗ lực hơn để thực hiện hoạt động này. Mặc dù vậy, Báo cáo đánh giá cũng chỉ rõ một vài hoạt động trong hợp phần truyền thông và điều phối có thểđược thực hiện tốt hơn và chắc chắn kết thúc dự án sẽ có những kết quả, tác động tích cực nếu có những sựđiều chỉnh, thay đổi kịp thời.

Kết quảđánh giá cũng chỉ ra các nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai các hoạt động của dự án. Các nhóm nhân tố khách quan, bên ngoài được xác định bao gồm: Tính thời sự, thời điểm của Dự án, năng lực-trình đô và sự quan tâm của các thành viên trong mạng lưới VNGO&CC và CCWG, sự quan tâm&hỗ trợ kịp thời của VUSTA, và sựủy nhiệm quản lý dự án của Sứ quán Phần Lan cho cơ quan quản lý chuyên

32 nghiệp. Bên cạnh đó cũng có thể thấy một số thách thức khách quan bên ngoài nổi lên trong quá trình thực hiện dự án như vấn đề BĐKH là vấn đề mới, ít chuyên gia am hiểm tường tận, đây lại là dự án phục vụ cho hai mạng lưới rất rộng các tổ chức XHDS với sự quan tâm và cam kết khác nhau nên đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo, điều phối rất cao. Một yếu tố khách quan khác là dự án rút ngắn thời gian hoạt động xuống 4 tháng so với kế hoạch cũng là một thách thức không nhỏđối với Dự án.

Nhóm các nhân tố chủ quan, bên trong bao gồm: Dự án được thiết kế một cách bài bản – phù hợp, đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong mạng lưới, năng lực và sự tâm huyết, nhiệt tình của các thành viên BĐH, các thành viên nhóm THV nguồn, cơ quan chủ trì thực hiện Dự án là SRD cũng là tổ chức phi chính phủ rất có năng lực và uy tín trong quá trình điều phối, triển khai thực hiện. Sự hăng hái, nhiệt tình của các thành viên tham gia dự án, đặc biệt nhóm cán bộ chuyên trách triển khai dự án với sự nhiệt tình, sáng tạo, khả năng và kinh nghiệm điều hành/làm việc trong mạng lưới, kiến thức và kỹ năng quản lý dự án ...cũng là nhân tố quan trọng, có tính quyết định đến sự thành công bước đầu của Dự án. Bên cạnh đó, cũng có thể thấy một số tồn tại chủ quan như trình độ ngôn ngữ của cán bộ, cam kết full-time thực hiện dự án của các cán bộ chuyên trách cũng như cơ chế chia sẻ thông tin, đóng góp lên websites của dự án.

Các phân tích định tính cũng chỉ rõ cách tiếp cận của dự án về tính phù hợp (với nhu cầu), tính hiệu quả, và tính bền vững. Về tổng thể, sau nửa thời gian thực hiện đã chứng minh tính phù hợp, hiệu quả và bền vững của Dự án ở các khía cạnh khác nhau. Nhóm tư vấn kiến nghị tiếp tục theo đuổi cách tiếp cận này trong quá trình triển khai các hoạt động còn lại của Dự án và có thểđối với những dự án tiếp theo.

Đánh giá các tác động ban đầu/sớm của dự án, Nhóm tư vấn cho rằng Dự án về tổng thểđã có những tác động bước đầu tích cực nhưđã: Bước đầu thay đổi nhận thức của các tổ chức xã hội dân sự về BĐKH, góp phần nâng cao năng lực cho các cán bộ và đối tác của các NGOs/CSOs, bước đầu truyền thông về BĐKH và đưa BĐKH gần gũi công chúng, bước đầu giúp ích cho việc lồng ghép BĐKH trong các dự án phát triển của VNGOs/CSOs, các tư liệu dự án cung cấp là tài liệu tham khảo hữu ích cho các tổ chức.

Trên cơ sở các phân tích ở trên, một số bài học kinh nghiệm đã được đề xuất đểđiều chỉnh các chỉ số cho phù hợp với tình hình thực tế và để triển khai dự án nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả tốt nhất trong năm cuối (năm 2011) của dự án. Từ các bài học kinh nghiệm rút ra, Nhóm tư vấn mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như sau:

3.2 Kiến nghị

1. Về tiến độ: Thời gian từ nay đến khi kết thúc Dự án còn rất ngắn (8 tháng). Cần bám sát và quyết liệt thực hiện Kế hoạch đã được điều chỉnh để kết thúc các hoạt động của Dự án đúng hạn.

2. Về lập kế hoạch: Xác định thời gian và người chịu trách nhiệm cụ thể cho từng hoạt động, trong đó xác định rõ vai trò của các tổ chức hỗ trợ, biên độ thời gian phù hợp để thuận tiện cho việc theo dõi và đánh giá.

3. Tiếp tục thực hiện các hoạt động của dự án:

* Hợp phần 1: Truyền thông và điều phối + Về website:

Nên tập trung vào website của VNGO & CC (tiếng Việt và tiếng Anh). Cần triển khai ngay việc cập nhật, bổ sung và hoàn thiện các mục nội dung. Trong quá trình đánh giá, với sự phản hồi ban đầu của chuyên gia, ban quản lý dự án đã có những tác động kịp thời thay đổi một số nội dung của website nhưng vẫn cần tiếp tục hoàn thiện.

33 Về nội dung: thường xuyên cập nhật các thông tin về: (1) Cơ hội đào tạo, tài trợ liên quan BDKH; (2) Có dữ liệu/học liệu mở về BĐKH; (3) Thông tin chia sẻ về hoạt động liên quan đến BĐKH của các tổ chức thành viên 2 mạng lưới và các đối tác địa phương.

Các tổ chức trong mạng lưới cần xác định rõ và thấm nhuần quan điểm đây là website của mạng lưới chứ không phải là website của riêng dự án nên: (1) Việc cần làm ngay là mt ln na Dự án gửi thư thông báo tới các tổ chức thành viên và đối tác địa phương về việc cung cấp thông tin chia sẻ cho website và bản tin, có biểu dương tổ chức tích cực (dự án đã thực hiện nhưng cần tiếp tục duy trì); (2) Về lâu dài cần có cơ chế phân cấp, trao quyền cho các tổ chức thành viên BĐH và những thành viên tiêu biểu khác về việc cam kết tự chịu trách nhiệm đưa thông tin chia sẻ lên website; SRD vẫn là cơ quan chịu trách nhiệm chính.

+ Tổ chức diễn đàn trực tuyến: Nên kéo dài thêm thời lượng của diễn đàn để giải đáp đầy đủ các câu hỏi. Nếu được, xem xét, điều chỉnh ngân sách để tổ chức thêm một vài diễn đàn trực tuyến.+ Ấn hành bản tin/tờ tin và gửi: (1) Về thông tin của bản tin: Cập nhật thông tin chia sẻ của các tổ chức thành viên và đối tác địa phương (tin tức hoạt động, kinh nghiệm làm việc về BĐKH, chương trình dự án và mô hình về BĐKH,...), các cơ hội tài trợ, đào tạo, các ấn phẩm về BĐKH,...Cán bộ truyền thông của dự án nên tiếp tục tham khảo thêm Bản tin của VDIC (WB) với bản tiếng Việt và tiếng Anh và các Bản tin khác để làm phong phú thêm các nội dung của Bản tin, tờ tin; (2) Về gửi bản tin/tờ tin: Thay đổi cách gửi bản tin, không nên chỉ gửi tới các cá nhân đại diện mà nên gửi tới địa chỉ mail chính thống của các tổ chức thành viên và đối tác nhằm đảm bảo nhiều người quan tâm có thể tiếp cận được.

+ Củng cố Ban điều hành dự án (BĐH): Dựa theo kết quả tham vấn một số thành viên của BĐH và ý kiến nhận định của chuyên gia nên tiếp tục củng cố, kiện toàn lại BĐH Dự án: rà soát lại sự tham gia và cam kết của các thành viên BĐH dự án, thay thế các thành viên không hoạt động, và/hoặc bổ sung thành viên mới nếu cần thiết. Cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên đến từ VNGOs và INGOs.

* Hợp phần 2: Đào tạo về giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH

+ Đào tạo ToT là điểm nhấn về sự thành công của dự án nên: (1) Cần có sự cam kết chặt chẽ hơn nữa với các tổ chức của các THV nguồn; (2) Nên thay đổi cách gửi thư, thông báo khi cần huy động THV nguồn cho các khoá tập huấn: gửi thư thông báo tới lãnh đạo của tổ chức của THV nguồn để tạo điều kiện cho họ tham gia đầy đủ; (3) Tiếp tục duy trì những phản hồi, chia sẻ của các THV nguồn trên website, bản tin/tờ tin.

* Hợp phần 3: Chia sẻ và học hỏi

- Lồng ghép các hoạt động truyền thông và vận động chính sách về BĐKH trong các hội thảo, hội nghị chia sẻ của dự án bằng cách tiếp tục đẩy mạnh đăng tải thông tin về các hoạt động trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Đài VOV, các đài và báo địa phương,...Thành phần hội thảo, hội nghị nên có đại diện của cơ quan lập pháp như Văn phòng quốc hội, Uỷ ban môi trường,...Cơ quan hành pháp như Bộ nông nghiệp và PTNT, Bộ tài nguyên và Môi trường.

- Tiếp tục đề nghị VUSTA hỗ trợ cùng mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự vận động chính sách từ lập pháp và thực thi chính sách để hiểu đúng vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong việc giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH và giao cho các tổ chức này cùng tham gia hoạt động liên quan đến BĐKH.

- Trong và sau các mô hình tham quan cần có hoạt động tư liệu hoá mô hình: xuất bản các đĩa CD, VCD về mô hình và gửi tới các đối tác địa phương, đăng tải trên website, bản tin,...

34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Tài liệu hoá bài học kinh nghiệm về hoạt động của dự án

Sau khi dự án kết thúc nên tài liệu hoá những kết quả và bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các hoạt động của dự án vì đây là dự án về mạng lưới, BĐKH, một lĩnh vực đang được quan tâm tại Việt Nam.

Các tư liệu có thể bao gồm: (1) Tư liệu ảnh các hoạt động, kết quả của dự án; (2) Tư liệu về các mô hình đã tham quan, mô hình khác về BĐKH bằng CD, VCD, (3) Tư liệu về bài giảng của các THV nguồn; (4) Tư liệu về bài giảng của các chuyên gia về BĐKH;...

5. Điều chỉnh kinh phí cho các hoạt động mới phát sinh: Trên cơ sởđiều chỉnh kế hoạch cho thích ứng với tiến độ mới, kiến nghị Đại Sứ quán Phần Lan cho phép sử dụng các nguồn kinh phí kết dư, kinh phí dự phòng bổ sung cho các hoạt động mới phát sinh đã kiến nghịở trên như tổ chức thêm hội thảo/hội nghị, tài liệu hóa các kết quả hoạt động, các bài học kinh nghiệm,…

5. Những khuyến nghị về hoạt động sau khi dự án kết thúc

Trên cơ sở những những kết quả, tác động bước đầu của dự án và những khuyến nghịđiều chỉnh phù hợp, nhóm chuyên gia cho rằng sự thành công của dự án là hoàn toàn có thểđạt được. Từ đó, các chuyên gia khuyến nghị với Ban quản lý dự án khẩn trương nghiên cứu và xây dựng một đề xuất dự án mới với quy mô, phạm vi rộng hơn và thời gian thực hiện có thể từ năm 2012 đến 2015.

Các khuyến nghị tập trung vào:

+ Đối tượng hưởng lợi không chỉ giới hạn trong các NGOs mà cần mở rộng thêm các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức cộng đồng tại địa phương như các CBO, HTX, tổ hợp tác, các hội đoàn thể và các cấp chính quyền và người dân địa phương.

+ Phạm vi: Không chỉ trong phạm vi nâng cao năng lực mà cần mở rộng thêm các hoạt động triển khai thực tế tại địa phương như các mô hình (nên chăng đề xuất mỗi vùng sinh thái thực hiện thí điểm 1 mô hình) đào tạo, truyền thông, xây dựng các mô hình giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH ở các vùng sinh thái khác nhau làm cơ sở cho tuyên truyền, đào tạo của dự án,...)

+ Cơ chế thực hiện dự án: Với quy mô và phạm vi lớn hơn dự án có thể phân cấp, trao quyền trong xây dựng và triển khai các hoạt động của dự án. Tuy nhiên, vấn đề phân cấp, trao quyền chỉđược thực hiện khi các đối tác nhận trao quyền có đủ năng lực. Ví dụ: Dự án có thể xây dựng các tài trợ nhỏ và tổ chức đấu thầu rộng rãi trong mạng lưới và chọn ra tổ chức thích hợp thực hiện trao quyền cho các đối tác tại đó thực hiện và làm chủ các mô hình thí điểm ởđịa phương.

+ Tăng cường vận động chính sách trong dự án mới với những hoạt động như hội thảo, hội nghị, toạđàm. Đặc biệt, dự án nên xây dựng các mô hình VĐCS từ cấp cơ sởđể kiên trì quan điểm lồng ghép BĐKH trong các chương trình, dự án và kế hoạch PTKTXH ở các địa phương, các sở ban ngành.

+ Mở rộng mạng lưới THV nguồn bằng cách tiếp tục mở thêm các lớp ToT với đối tượng mới và nâng cao đội ngũ THV cũ và thực hiện phân tầng THV thành THV nguồn, cấp 1, cấp 2, THV của các NGO và các đối tác địa phương.

35

PHẦN IV: CÁC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Bảng số liệu &các Hộp của báo cáo

Bng 1: Mc độ và mc đích truy cp website ca người s dng

STT Mục đích truy cập website của người sử dụng Số lượt

truy cập Tỷ lệ (%)

Tổng số người điều tra 55 100

I Mức độ thường xuyên trong truy cập website của dự án

1 Số người truy cập website của dự án thường xuyên 23 41,8

2 Số người truy cập nhưng không thường xuyên 24 43,6

3 Số người không truy cập website của dự án 8 14,5

II Mục đích truy cập Website

1 Đọc các tin tức liên quan đến BĐKH 40 87,0

2 Tìm hiểu các chương trình, dự án liên quan BĐKH 37 80,4

Một phần của tài liệu Dự án Xây dựng năng lực về Biến đổi khí hậu cho các tổ chức xã hội dân sự (Trang 31)