hiệu quả, và tính bền vững
2.3.1 Tính phù hợp (với nhu cầu)
Dự án thể hiện cách tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận dựa trên nhu cầu một cách hiệu quả đối với tất cả các hoạt động của dự án. Do đó, các hoạt động của dự án không những đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực về BĐKH của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam mà còn mang tính thời sự, cấp thiết.
Thiết kế dự án: Dự án được thiết kế căn cứ vào kết quả hội thảo vềđánh giá nhu cầu xây dựng năng lực đã được tổ chức vào tháng 07/2008 với sự tham gia của trên 100 khách mời đến từ các INGOs, VNGOs và cơ quan chính phủ và các cá nhân, nhằm xác định rõ nhu cầu, những mặt hạn chế, các cơ hội và thách thức trong việc xây dựng năng lực cho các tổ chức NGOs nói riêng và các tổ chức xã hội dân sự nói chung cũng nhưđối tác của họ. Hơn nữa, dự án phục vụ cho hai mạng lưới của NGOs nên ngay từ khi thiết kế đã huy động được sự tham gia của nhiều tổ chức. Các tổ chức tham gia chịu trách nhiệm thiết kế các hợp phần khác nhau theo thế mạnh của từng tổ chức, tạo nên sự hỗ trợ bổ sung cho nhau và sát với nhu cầu, đảm bảo tính khả thi của dự án.
Thực hiện dự án: Khi bắt đầu triển khai dự án, một hội thảo khởi động, giới thiệu dự án đã được tổ chức. Đặc biệt, trong hội thảo này, các tổ chức thành viên của 2 mạng lưới và các đối tác đã cùng tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của dự án. Trong quá trình thực hiện kế hoạch có sựđiều chỉnh hàng năm cho phù hợp thực tế (Hộp 2, Phụ lục 1).
Bên cạnh đó, trước mỗi hoạt động, dự án đều tổ chức khảo sát nhu cầu của người hưởng lợi. Do đó, nhìn chung các hoạt động của dự án đều sát thực với nhu cầu của NGO/CSO. Ví dụ: (1) Hoạt động xây dựng tài liệu dựa vào chính nhu cầu của các cán bộ NGO/CSO được chọn đào tạo thành tập huấn viên của dự án, họđược tham gia xây dựng tài liệu cùng các chuyên gia; (2) Hoạt động xây dựng tờ tin, dự án đã chú trọng xây dựng tờ tin và in ấn gửi đến các đối tượng hạn chế trong việc truy cập Internet đảm bảo những đối tác địa phương có thể tiếp cận được dự án (Hộp 3, Phụ lục 1).
Tính phù hợp và hữu ích của các hoạt động của dự án
Hầu hết các hoạt động ở cả 3 hợp phần của dự án như website, bản tin, tài liệu tập huấn, tham quan mô hình, hội thảo, tập huấn đều có tính ứng dụng cao, phục vụ lợi ích cho nhiều công việc và nhiều đối tượng hưởng lợi khác nhau, từ cán bộở cộng đồng, thanh niên, sinh viên đến các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách.
Đối với website của dự án, có tới 40% lượt ý kiến nhận định hữu ích đối với các chuyên gia làm việc về BĐKH, 30% cho rằng website hữu ích đối với các cán bộ của NGO liên quan BĐKH và từ 20 đến 26% lượt ý kiến cho rằng những thông tin từ website hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách, người thực thi chính sách và người hưởng lợi. Đặc biệt, các tài liệu tập huấn của dự án và những thông tin trong bản tin/tờ tin của dự án được xây dựng rất phù hợp với nhu cầu của người hưởng lợi. Có 43% người cho rằng họ đã tham khảo tài liệu tập huấn để triển khai các hoạt động của tổ chức mình, sử dụng cho tập huấn người khác (24%), xây dựng tài liệu tham khảo hoặc tài liệu tập huấn khác (21%). Ngoài ra, thông tin từ bản tin được người hưởng lợi sử dụng để tham khảo viết đề xuất dự án về BĐKH, lập kế hoạch cho tổ chức,...(Bảng 6, Phụ lục 1).
27
2.3.2 Tính hiệu quả
Tính hiệu quả của dự án thể hiện ngay từ khi thiết kế dự án đến quá trình lựa chọn đối tác, nhà cung cấp dịch vụ và thực hiện các hoạt động của dự án:
Một số hoạt động được thiết kế ban đầu do các tổ chức/chuyên gia quốc tế đảm nhận nhưng cuối cùng được chuyển sang cho các tổ chức/chuyên gia trong nước thực hiện với chất lượng tương đương như hoạt động đào tạo THV nguồn tại nước ngoài. Các nguồn kinh phí tiết kiệm, dự án đã dùng bổ sung vào các hoạt động khác ví dụ tăng thêm kinh phí cho người hưởng lợi từ các tỉnh khác tới tham dự các hoạt động.
Đặc biệt, dự án đã thiết kế và thực hiện các khoá đào tạo ToT và sau các khoá đào tạo này, dự án đã có một đội ngũ tập huấn viên nguồn có thể thực hiện các khóa đào tạo về BĐKH cho các cán bộ của NGO/CSO. Hoạt động này một mặt nâng cao năng lực cho đội ngũ tập huấn viên nguồn, một mặt tạo ra tác động và hiệu quả theo cấp số nhân. Dự án đã tiết kiệm được rất nhiều kinh phí thuê chuyên gia đào tạo nhưng vẫn đào tạo được trên 2.000 lượt người (số liệu Bảng 7) tại Hà Nội và các tỉnh.
Về in ấn các tờ tin: Ban quản lý dự án cũng đã quyết định chỉ in tờ tin với số lượng vừa đủ để gửi cho các tổ chức thành viên và đối tác địa phương khó khăn, không tiếp cận được Internet. Đây là cách làm rất hiệu quả của dự án, một mặt tiết kiệm chi phí in ấn, một mặt gửi tới người đọc thông điệp hạn chế sử dụng các bản in để giảm tiêu thụ giấy, góp phần giảm nhẹ BĐKH.
2.3.3 Tính bền vững
Tính bền vững của dự án được thể hiện qua các sản phẩm dự án đã và đang tạo ra:
Sự bền vững của đào tạo ToT:
Dự án đã xây dựng được một nhóm tập huấn viên (THV) nguồn có kỹ năng, tâm huyết, nhiệt tình với công việc. Đây thực sự là một điểm sáng của dự án. Sau khi được các chuyên gia có chuyên môn, có kinh nghiệm đào tạo thành tập huấn viên, họ tham gia rất nhiều vào các hoạt động của dự án như lập kế hoạch, thiết kế tài liệu, thúc đẩy viên trong các hội thảo, tập huấn cho các cán bộ của NGO/CSO, các đối tác địa phương và đối tác của bản thân tổ chức mà THV đang làm việc. Do đó, ngay cả khi dự án kết thúc, đội ngũ THV vẫn sẽ tiếp tục nhiệm vụđào tạo của mình.
Tuy nhiên, để có thể mở rộng hơn nữa tính hiệu quả và bền vững của đội ngũ THV, dự án nên tiếp tục có những hỗ trợ trong việc xây dựng mô tả sơ lược (Profile) của 15 THV và quảng bá để họ dần trở thành 1 nhóm các chuyên gia chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến BĐKH.
Website của dự án (2 mạng lưới):
Trang website của mạng lưới CCWG hiện đang được cán bộ của tổ chức CARE tại Việt Nam quản l y và thuộc VUFO-NGO Resource Centre, website của VNGO&CC đang được cán bộ truyền thông của dự án quản trị. Hai website này nếu tiếp tục được quản lý tốt sẽ là nền tảng đế tiếp tục duy trì ngay cả khi dự án kết thúc.
Tài liệu đào tạo tập huấn viên về BĐKH:
Đây là cuốn tài liệu được các chuyên gia cùng đội ngũ THV nguồn biên soạn, rút kinh nghiệm để hoàn thiện cho chính các THV nguồn sử dụng. Tài liệu này sẽđược in ấn, phát hành rộng rãi (trên cả website) tới những người đang đảm nhận nhiệm vụđào tạo, nghiên cứu. Có thể nói đây là tài liệu tham khảo hữu ích và lâu dài về chủđề BĐKH ở Việt Nam.
Những bài học kinh nghiệm được tư liệu hoá:
BĐKH là một trong những ưu tiên của SRD và hiện đang là vấn đề thời sự, thu hút sự quan tâm của các thành viên 2 mạng lưới của NGO. Sau khi dự án kết thúc, kỳ vọng những bài học kinh nghiệm sẽđược tư liệu hoá để áp dụng cho các dự án, hoặc là mô hình tốt để nhân
28 rộng, hoặc là nền tảng để xây dựng những mô hình vận dụng lồng ghép vấn đề BĐKH trong các chương trình, dự án phát triển tại địa phương, các mô hình thích ứng với BĐKH trong tương lai.
Tuy nhiên, mặc dù cách thiết kế cũng như triển khai hoạt động của dự án dựa trên cơ sở tiếp cận theo nhu cầu, tuy nhiên, sự tham của các tổ chức thành viên còn có phần hạn chế. Điều này xuất phát từ nguyên nhân khách quan do đây là dự án nâng cao năng lực nên chủ yếu ưu tiên nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các cán bộ của các tổ chức trong mạng lưới. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý của dự án quy định SRD là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm thanh toán tài chính với Đại sứ quán Phần Lan. Mặc dù vậy, nếu có cơ chế phân cấp, trao quyền rõ ràng và hợp lý để các tổ chức thành viên chủ trì hoặc liên kết tổ chức một số hoạt động của dự án như tổ chức hội thảo, tập huấn, diễn đàn,...sẽ giúp các tổ chức thành viên nâng cao năng lực tổ chức và thực hiện các chủđề liên quan đến BĐKH. Đây không chỉ là nhận định của các chuyên gia mà còn là nguyện vọng/đề xuất của các tổ chức thành viên trong pha tiếp theo của dự án.
2.4 Đánh giá các tác động ban đầu/sớm của dự án