Thứ nhất: Dự án được thiết kế một cách bài bản – phù hợp. Khi BĐKH nổi lên là vấn đề mang tính thời sự và nhận được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý và người dân cũng như các tổ chức phát triển thì Nhóm làm việc về BĐKH (CCWG) đã khởi xướng và tổ chức hội nghị đánh giá nhu cầu tăng cường năng lực thích ứng và giảm thiểu với BĐKH. Hội nghị thu hút đông đảo các tác nhân tham gia, kết quả của hội nghịđã xác định được 7 nhu cầu thiết yếu liên quan đến việc tăng cường năng lực BĐKH. Hội nghị cũng chia sẻ kinh nghiệm của các tổ chức xã hội dân sự trong quá trình triển khai cũng như các dựđịnh đề xuất các dự án về BĐKH. Kết quả của Hội nghị này đã là cơ sở quan trọng để thiết kế và đề xuất dự án này do vậy đã có những thiết kế hoạt động can thiệp phù hợp, cơ bản đáp ứng sự quan tâm của các bên liên quan, các tổ chức phi chính phủ, cơ quan nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện dự án, hàng năm đều tổ chức hội nghị lập kế hoạch có sự tham gia để kiểm điểm, đánh giá lại hoạt động năm trước và xây dựng kế hoạch chi tiết cho năm tiếp theo.
Thứ hai: Banđiều hành dự án (BĐH) bao gồm những người có kinh nghiệm, chuyên môn và tâm huyết với vấn đề BĐKH đồng thời có kinh nghiệm làm việc cho các dự án phát triển ở các tổ chức phi chính phủđang hoạt động ở Việt Nam. Thành phần tham gia trong BĐH cũng khá đa dạng, bao gồm cả các nhà chuyên môn về môi trường, các nhà quản lý các tổ chức phi chính phủ, không chỉ gồm những người Việt Nam mà còn cả người nước ngoài. Kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của các thành viên BĐH cũng là nhân tố bên trong quan trọng góp phần triển khai thực hiện dự án này một cách thuận lợi và bài bản. Tuy nhiên, vấn đề rất đáng được bàn ởđây là mức độ tham gia của các thành viên BĐH vào dự án chưa thực sự đồng đều, do phần lớn họ đều là lãnh đạo của các tổ chức NGOs với rất nhiều công việc bận rộn và chỉ tham gia BĐH với vai trò kiêm nhiệm, không hề có bất cứ chếđộ phụ cấp nào.
Thứ ba: Vai trò quan trọng của cơ quan thường trực điều phối và triển khai thực hiện Dự án. SRD được giao là cơ quan điều phối chủ trì thực hiện Dự án này. Kế thừa 28 năm kinh nghiệm thực hiện các dự án phát triển của CIDSE, SRD hiện là một trong những tổ chức phi chính phủ mạnh, có kinh nghiệm triển khai hàng loạt các dự án phát triển ở Việt Nam. Với đội ngũ cán bộ có năng lực, cộng với uy tín đối với các tổ chức khác trong mạng lưới và trong bối cảnh được phân cấp, trao quyền rõ ràng, SRD đã chủđộng, sáng tạo triển khai thực hiện dự án– một dự án đòi hỏi kỹ năng điều phối và tổ chức thực hiện cao. Mặc dù còn một số điểm cần rút kinh nghiệm, tuy nhiên, việc giao cho SRD là đầu mối tổ chức thực hiện dự án có thể xem là một nhân tố quan trọng, góp phần triển khai nhịp nhàng các hoạt động của Dự án.
Thứ tư: Sự hăng hái, nhiệt tình của các thành viên tham gia dự án, đặc biệt là các tập huấn viên nguồn cũng có thể xem là nhân tố quan trọng. Kết quả phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với các tập huấn viên nguồn cũng như các cán bộ quản lý, triển khai Dự án cho thấy sự tham gia tích cực nhiệt tình của cán bộ tham gia quản lý triển khai là do ý thức được các động lực then chốt như sự thích thú học hỏi thêm chủ đề mới, có cơ hội giao lưu học hỏi với chuyên gia ở trong nước và nước ngoài,…Tuy vậy, họ cũng gặp một số khó khăn như lương chi trả cho các cán bộ chuyên trách quản lý, triển khai Dự án chỉ bằng 70% thu nhập thực tế của họ, vì vậy nên họ phải dành thời gian để thực hiện công việc khác. Bên cạnh đó, cũng có thể thấy các thành viên tham gia BĐH hầu như là sự tự nguyện, không hề có động lực vật chất.
Tuy nhiên, vẫn còn các nhân tố tồn tại đối với dự án như sự tham gia của cán bộ không được 100% thời gian, vấn đề rào cản của ngôn ngữ khi mà Tiếng Anh của một bộ phận cán bộ chưa thực sự tốt trong khi đó BĐKH là vấn đề mới, phần lớn các tài liệu được viết bằng
26 Tiếng Anh và chưa cập nhật ngay sang tiếng Việt được. Một vấn đề khác là sự tham gia của các thành viên gửi thông tin lên hai trang websites, cho bản tin còn hạn chế. Điều này một phần cũng do Dự án chưa có cơ chế khuyến khích các thành viên gửi tin bài.