Sử dụng phương pháp diễn dịch và phương pháp loại suy

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Thị Thu Hà (Trang 32 - 33)

3. Giáo dục tình cảm, thái độ

2.1.4.1. Sử dụng phương pháp diễn dịch và phương pháp loại suy

Halogen là nhóm nguyên tố đầu tiên được nghiên cứu sau khi học sinh đã

được học các lí thuyết chủđạo (cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, bảng tuần hoàn,

định luật tuần hoàn, liên kết hóa học phản ứng oxi hoá khử...). Vì vậy cần dùng

phương pháp suy diễn hay diễn dịch (đi từ cái chung đến cái riêng) để dựđoán tính chất xuất phát từ định luật tuần hoàn và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn theo sơđồ:

Vị trí → cấu tạo nguyên tử→ tính chất →ứng dụng →điều chế

Trong nhóm halogen thì nguyên tố clo có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất hóa học nên được chọn làm đại diện cho cả nhóm để nghiên cứu kỹ. Sau

đó dùng phép loại suy để xem xét các nguyên tố còn lại là flo, brom, iot. Phép loại suy không xuất phát từ quy luật chung mà xuất phát từ một sốđiểm giống nhau của các đặc điểm khác. Cần chú ý là kết luận đi tới được bằng phép loại suy bao giờ

cũng gần đúng, có tính chất giả thiết, phải kiểm chứng bằng thực nghiệm hay thực tiễn.

Ví dụ: Khi nghiên cứu bài clo ta có thể dựa vào sự giống nhau về một số tính chất đã được học kỹ ở bài clo để suy ra tính chất tương tự sẽ có ở F, Br, I; nhưng cuối chương GV phải tổng kết lại để kết luận về tính chất đặc trưng của các nguyên tố halogen.

Trong dạy học hóa học, phép loại suy có tác dụng rất lớn vì thời gian học tập hạn chế, chúng ta chỉ có thể nghiên cứu kỹ một số chất mà chương trình đã lựa chọn, nhưng nhờ phương pháp loại suy ta có thể dẫn học sinh đi tới những kết luận xác thực về tính chất của những chất không có điều kiện nghiên cứu.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ giáo dục học Nguyễn Thị Thu Hà (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)