Dự báo tình hình kinh tế xã hội và ngành ngân hàng năm 2009
Theo dự báo, tình hình kinh tế thế giới năm 2009 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường do cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đang ngày một lan rộng toàn cầu (IMF dự báo mức tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2009 là 0,5%). Trong nước, bên cạnh những hạn chế nội tại của nền kinh tế, cuộc khủng hoảng cũng đã tác động ngày càng rõ nét đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là xuất nhập khẩu, đầu tư và du lịch.
Đối với hoạt động ngân hàng, môi trường kinh doanh đầy biến động trong năm 2008 đã gây không ít khó khăn và làm gia tăng các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, nhất là rủi ro về thanh khoản, rủi ro kỳ hạn, tình trạng nợ quá hạn tăng cao. Mặc dầu bước vào năm 2009, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp kích thích kinh tế, bước đầu phát huy tác dụng, nhưng sự phục hồi vẫn cần có thời gian và đặc biệt với một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu như nước ta thì sự phục hồi còn lệ thuộc vào sự phục hồi chung của nền kinh tế thế giới. Do đó, lựa chọn mục tiêu phát triển năm 2009 trên cơ sở linh hoạt, thích ứng với mọi biến động của nền kinh tế để vừa đảm bảo khả năng vượt qua khó khăn, thách thức; khai thác tốt khoảng trống thị trường, tận dụng cơ hội; vừa duy trì hoạt động an toàn hiệu quả và bền vững là yêu cầu tất yếu đặt ra cho các ngân hàng hiện nay.
Mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh của Sacombank năm 2009
Nhận thức được điều đó, Sacombank đã đề ra các giải pháp và mục tiêu chung cho năm 2009 như sau:
“Kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai nhiệm vụ củng cố và phát triển, đảm bảo hài hòa giữa hai mục tiêu an toàn và hiệu quả, trong đó chú trọng tăng nhanh tổng tài sản và vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao năng lực tài chính; phát huy và cải thiện năng lực quản trị điều hành; đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc mọi lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng, trong đó nhanh chóng hoàn thiện tái cấu trúc bộ máy và định biên nhân sự, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tiếp tục tái cấu trúc cơ chế chính sách; tái cấu trúc hoạt động kinh doanh và tái cấu trúc danh mục tài sản và cơ cấu tài chính; hoàn thiện công nghệ ngân hàng và tiếp tục mở rộng mạng lưới có trọng điểm để chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần; triển khai các sản phẩm dịch vụ mới và nâng cao năng lực quản lý rủi ro.”
Đồng thời hướng đến mục tiêu lâu dài là: “Xây dựng Sacombank trở thành Ngân hàng bán lẻ - hiện đại - đa năng và chuyển dần hoạt động đầu tư sang các Công ty trực thuộc nhằm chuyên nghiệp hóa kinh doanh và phát huy sức mạnh của Tập đoàn Tài chính Sacombank”.
Một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2009:
1. Vốn điều lệ đạt hơn 6.700 tỷ đồng, tăng 31% so với cuối năm 2008;
2. Tổng tài sản đạt khoảng 95.500 tỷ đồng, tăng hơn 41% so với cuối năm 2008;
3. Tổng nguồn vốn huy động đạt trên 83.000 tỷ đồng, tăng khoảng 42% so với cuối năm 2008; 4. Tổng dư nợ cho vay đạt không dưới 50.000 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với cuối năm 2008; 5. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.600 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2008.
KẾ HOẠCH HOẠCH KINH DOANH NĂM 2009 6. Các chỉ tiêu tài chính: - Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 10% -12% - Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định < 50% - Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần tối đa < 40% - Tỷ lệ cho vay/Tổng huy động 60% - 70% - Tỷ lệ sinh lời/Tổng tài sản bình quân 1,5% - 2% - Tỷ lệ sinh lời/Vốn điều lệ bình quân 20% - 23%
- Tỷ lệ nợ quá hạn <2,5%
Nhận diện những cơ hội và rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động Ngân hàng trong năm 2009
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu chưa có dấu hiệu hồi phục, nền kinh tế trong nước đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức; Sacombank thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2009 với nhận thức đầy đủ các cơ hội và thuận lợi cơ bản sau đây:
(i) Với ưu thế về uy tín thương hiệu và hệ thống mạng lưới, cùng với sự tin cậy của các nhà đầu tư và hệ khách hàng thân thiết đã giúp Sacombank khẳng định thêm vị thế của mình, tạo động lực góp phần vượt qua thách thức khó khăn trong năm 2008 và sẽ tiếp tục là điểm tựa vững chắc trong năm 2009;
(ii) Kế thừa, phát huy những mặt làm được và khắc phục những điểm còn hạn chế được rút ra từ bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành kinh doanh năm 2008, là cơ sở vững chắc để thực hiện thành công kế hoạch kinh doanh năm 2009;
(iii) Trong năm 2008 và các năm trước, Ngân hàng đã tiến hành tái cấu trúc các lĩnh vực hoạt động và sẽ tiếp tục kết hợp thực hiện nhuần nhuyễn trong quá trình chỉ đạo điều hành kinh doanh để tạo ra tinh thần chủ động sáng tạo hơn; (iv) Với chủ trương tận dụng triệt để cơ hội và khoảng trống của thị trường, dùng nguồn thu phi tín dụng để bù đắp cho
hoạt động tín dụng với nhiều rủi ro trong bối cảnh kinh tế khó khăn sẽ được phát huy một cách triệt để;
(v) Định biên nhân sự kết hợp với đào tạo để tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho Cán bộ nhân viên; Nhanh chóng hiện đại hóa công nghệ ngân hàng trong năm 2009; Tăng cường công tác quản lý rủi ro tập trung và đẩy mạnh công tác tự kiểm tra chấn chỉnh nội bộ là ba nền tảng rất quan trọng để phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo Sacombank hoạt động an toàn, và phát triển bền vững, hiệu quả trong năm 2009 và các năm tiếp theo.
Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi nêu trên, Sacombank dự báo và nhận diện các rủi ro, thách thức trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2009 nhằm đề ra các giải pháp tình huống để đối phó, đó là:
(i) Nền kinh tế đang đối diện với giảm phát và nguy cơ lạm phát có thể quay trở lại sẽ tiềm ẩn về rủi ro thanh khoản, rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá, kể cả rủi ro về niềm tin đối với hệ thống ngân hàng. Sacombank sẽ phát huy những kinh nghiệm đối phó rủi ro trong năm vừa qua, tăng cường công tác dự báo và bám sát diễn biến của thị trường để tổ chức điều hành kinh doanh an toàn, hiệu quả và ổn định;
(ii) Sự thẩm thấu khó khăn trong năm 2008 đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ là nguy cơ phát sinh nợ quá hạn và cơ cấu lại các khoản vay. Sacombank tích lũy nhiều kinh nghiệm về ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn trong năm 2008 để tiếp tục phát huy hơn nữa trong năm 2009 và những năm tiếp theo;
(iii) Thị trường chứng khoán chưa có dấu hiệu hồi phục, thị trường bất động sản có thể khởi sắc với phân khúc khách hàng có thu nhập thấp nhưng chưa bền vững sẽ tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng. Do vậy, Sacombank sẽ hết sức thận trọng trong tài trợ và đầu tư vào các lĩnh vực này.