Các vấn đề khác của ý tưởng

Một phần của tài liệu Đừng lãng phí hai thứ quý giá nhất của bạn (Trang 55 - 60)

Ý tưởng có cần phải mới lạ, độc đáo?

Xin thưa là không cần!

Không phải những người thành công đều phải bắt đầu từ một ý tưởng mới lạ. Yếu tố quan trọng nhất của thành công là luôn “cháy hết” cho ý tưởng của mình. Sống bằng sự say mê, sống bằng lòng nhiệt huyết. Hai yếu tố này sẽ thúc đẩy chúng ta làm việc, sẽ thôi thúc chúng ta hành động và sáng tạo không ngừng nghỉ. Khi luôn “cháy hết mình” như vậy, khả năng thành công đến là rất cao.

Tôi đã từng biết đến nhiều người làm giàu thành công từ buôn đồ đồng nát, bán bánh khúc, buôn tóc, mở quán cơm… Tôi còn cho rằng, những ý tưởng mới lạ mang tỉ lệ rủi ro cao hơn. Những ý tưởng này có thể lại không dễ dàng len lỏi được vào cuộc sống, không dễ dàng để được mọi người chấp nhận. Tất nhiên, trừ những người thiên tài như Bill Gates, ông đoán

trước được tương lai của điện toán cá nhân và thành công từ đó. Thế giới không có nhiều người như ông.

***

Kể cả là những lĩnh vực có các công ty hoạt động thành công rồi, các bạn tìm ra cách làm tốt hơn thì vẫn có thể phát triển được. Người thành công tìm ra hương vị mới trong những sản phẩm cũ, người thành công làm cho các dịch vụ hiện tại chở nên thông minh hơn. Pessi bước vào thị trường nước giải khát khi Cocacola đã rất mạnh, nhưng họ vẫn tồn tại và phát triển được. Google bước vào thị trường tìm kiếm khi MSN và Yahoo phát triển khá lâu rồi, nhưng họ vẫn trở thành trình tìm kiếm số một. Mạng xã hội Facebook tạo ra cách giao tiếp mới lạ, phù hợp với người dùng hơn những mạng xã hội ra đời trước nó nên đang có được số thành viên đông đảo hơn.

Ngay cả gần một quán phở đông khách, bạn cũng có thể mở một quán bún. Rất bình thường! Bởi đơn giản, không ai ăn phở cả tuần cả. Ở một quán đông khách, ông chủ quán không thể làm hài lòng được tất cả khách hàng của họ. Lượng khách càng nhiều thì lượng không hài lòng càng nhiều. Những người không thích ăn phở của quán đó sẽ sang quán bún để ăn.

***

Nếu đáng sợ hơn, ý tưởng của bạn trùng với lĩnh vực hoạt động của một công ty lớn? Xin thưa không phải các tập đoàn lớn đều đáng sợ. Không phải mọi việc làm của họ đều đang đúng đắn. Nếu ý tưởng của bạn đang trùng với việc làm ăn kinh doanh của một công ty lớn, tôi xin được chia sẻ với bạn trong đoạn này. Các tập đoàn lớn cũng có những giới hạn của họ. Những kẻ khôn ngoan luôn biết giới hạn của mình.

Hãng đồ ăn nhanh MacDonan không muốn vào Việt Nam vì họ biết không đấu lại được với các quán ăn vỉa hè vốn đã quá đa dạng với nhiều món phong phú như phở, bún, miến, bánh đa… Nhà nước đầu tư vụ tiền xu là không thực tế. Tổng công ty viễn thông Việt Nam đầu tư một loạt cột điện thoại công cộng là không hiệu quả. Hệ thống bán lẻ điện thoại di động Nettra do tiếp cận thị trường không đúng cách đã bị phá sản…

Có thể các tập đoàn lớn đang tồn tại những sai lầm đưa cả hệ thống xuống mồ. Không ít những tập đoàn, các công ty lớn từng phá sản. Và ngay bây giờ cũng đang có những con tàu đang tiến đến vực thẳm. Để nhìn nhận sai lầm của cả một hệ thống là việc không đơn giản. Chỉ những chuyên gia có kiến thức sâu rộng trong ngành của mình với làm được điều

đó. Những người trong cuộc, dù có giữ đầu óc một cách khách quan nhất, thì cũng chỉ nhìn thấy những bất ổn cục bộ. Họ không đủ khả năng và có khi không dám làm vậy.

Do vậy, những người đứng đầu các hệ thống thường luôn cố gắng giữ mình không quá bận rộn. Họ cần phải tách được mình ra khỏi hệ thống. Cần phải giữ đầu óc của mình thảnh thơi, nghĩ đến những điều xa lạ, để đảm bảo luôn nhìn nhận tổ chức của mình một cách khách quan. Khi ấy người ta mới có khả năng lớn để nhìn xa trông rộng tránh sai lầm. Như vậy sẽ rất ít có khả năng xảy ra sự đổ bể lớn. Sai lầm, nếu có cũng chỉ ở mức cục bộ, ở tầm vi mô, có xảy ra nhưng không mất ổn định trên diện rộng. Nếu cảm thấy gặp phải đối thủ thế này, cách tốt nhất bạn hãy từ bỏ mục tiêu của mình!

Tận dụng sự sáng tạo trong doanh nghiệp của mình

Có thể cả núi “ý tưởng” đã bị bỏ quên!

Những ý tưởng tôi vẫn nói ở bên trên, tôi gọi chúng là những ý tưởng ban đầu. Từ những ý tưởng ban đầu đó người ta lập nên doanh nghiệp. Trong quá trình vận hành của các doanh nghiệp, người ta luôn nảy ra những ý tưởng mới. Người sáng tạo thì luôn năng động, linh hoạt tiếp cận thị trường. Không dùng được cách này, họ nghĩ ra cách khác. Ý tưởng chính là sự thể hiện của sự sáng tạo. Tức là một người chỉ được coi là sáng tạo khi anh ta đưa ra được nhiều các ý tưởng hữu ích.

Tôi có biết một công ty đào tạo cờ vua cho thiếu nhi. Họ rất năng động! Điều mà họ cần là thông tin về cha mẹ học sinh trong các trường tiểu học. Họ biết được hội trưởng hội phụ huynh của các trường có các thông tin này. Họ đã tiếp cận và được mua chúng. Tôi cũng biết một công ty chuyên thiết kế website. Họ cũng rất năng động! Họ biết rằng những doanh nghiệp mới thành lập thường có nhu cầu xây dựng website. Xin thông tin của những doanh nghiệp này ở đâu? Ở sở kế hoạch đầu tư thành phố? Chắc chắn người sẽ ta không cho. Họ đã làm “thân” với những công ty luật. Các công ty luật đó cung cấp dịch vụ thành lập các công ty mới. Rất thông minh!

Nếu bạn là lãnh đạo của một công ty, tôi khuyên bạn hãy chia sẻ những khó khăn của công ty mình với nhân viên của mình. Không phải lo lắng gì về việc đó! Nhìn thấy khó khăn sẽ chỉ làm cho các nhân viên có trách nhiệm hơn với công ty mà thôi. Nếu có người vì điều đó mà ra đi, thì người đó bạn sễ không cần phải giữ. Có thể các nhân viên trong công ty, mỗi người có cả “núi” ý tưởng mà bạn có thể tận dụng được.

Những điều ở trên cho ta thấy thông tin là tiền. Phải biết được mình đang có những gì và phải định giá được những thông tin mình đang nắm giữ. Hãy thu thập thông tin giá trị và biết cách bán chúng ra tiền.

Với bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào, các khó khăn có thể đến từ thị trường, từ các đối thủ, song có hai khó khăn lớn nhất mà không giải quyết được nó sẽ không đảm bảo được sự sống còn cho doanh nghiệp, đo là thiếu đoàn kết và thiếu sáng tạo. Một tập thể không đoàn kết thì không làm được gì.

Một ý tưởng bất kỳ, dù bình thường nhất cũng có thể thành công nếu bạn sáng tạo không ngừng. Ở đây tôi không khuyên các bạn đi vào những lĩnh vực mình chưa biết, và khuyên các bạn rằng: tuyệt đối không làm những việc kinh doanh vi phạm pháp luật!

Học từ những người thành công

Hãy nhìn vào những người thành công xem họ làm gì!

Những nhà đầu tư hay những doanh nhân chuyên nghiệp không bao giờ mở một công ty hoặc một cửa hàng rồi chết dí ở đó. Mở một công ty rồi sống chết với nó là việc của những người mới bước vào thương trường. Thực tế cuộc sống khác với những ước mơ đẹp đẽ về nó. Trên thương trường không ai dám nói trước được điều gì. Cho dù anh có tài giỏi, có một ý tưởng tốt, có một kế hoạch hành động chi tiết hoàn hảo nhưng vẫn có thể thất bại như thường. Nguyên nhân thất bại có thể đến từ những yếu tố khách quan như thiên tai, động đất, cháy nổ… Cũng có thể đến từ yếu tố chủ quan như một đối thủ nào đó tìm cách vượt mặt hoặc thậm chí là triệt thoái anh.

Những người đầu tư chuyên nghiệp họ tính cả đến yêu tố đó. Để tránh rủi do, họ thường mở nhiều loại hình kinh doanh, sản xuất nhiều dòng sản phẩm, cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau. Trong một khoảng thời gian nào đó, một trong loại hình trên bị thua lỗ, nhưng các loại hình khác vẫn cứ sinh lời. Tổng lượng tài sản của họ vẫn cứ tăng lên. Xác suất để mọi loại hình kinh doanh của họ cùng lỗ là rất nhỏ, thậm chí là bằng không. Và như vậy, ta thấy một nhà đầu tư chuyên nghiệp gần như không bao giờ thất bại.

Để các bạn thấy được điều này, bây giờ tôi sẽ đưa ra đây một thí dụ thô kệch. Một bài học nho nhỏ về hai con người có số vốn ban đầu như nhau, nhưng do cách họ đầu tư khác nhau nên đã nhận được những kết quả khác nhau. Qua bài học này, tôi xin được đưa ra một lời khuyên cho các bạn, đó là hãy học hỏi từ thành công của những người xung quanh ta.

Tôi có hai anh bạn, mỗi người có khoảng một trăm triệu đồng (100.000.000đ) tiền vốn. Sau tết âm lịch 2011, một anh thấy rằng hè sắp về, nên bỏ hết tiền vốn ra đầu tư mở một quán bia hơi. Anh kia cũng có cảm nhận như vậy, nhưng anh ta chỉ dùng một nửa số vốn của mình để đầu tư mở quán bia thôi, nửa còn lại anh đầu tư mở một quán rửa ôtô, xe máy...

Không may là năm 2011 thời tiết thay đổi, mùa hè đến muộn tới tận ba tháng. Tiền thuê cửa hàng của anh quán bia thứ nhất là gần 20 triệu/tháng. Toàn bộ tiền vốn anh đã bỏ ra đầu tư hết vào trang thiết bị khác của quán bia rồi, hàng thì lại chưa bán được. Không có tiền để trả cho chủ cửa hàng và để quay vòng, anh ta bị phá sản.

Với người thứ hai, hè vào muộn, trời cứ mưa sầm sì, vài ngày mưa vài ngày lại nắng nên quán rửa xe của anh rất đông khách. Làm ăn phát đạt thế nên tiền cứ về đều đều... Quán bia của anh thì cũng gặp khó khăn như quán bia của anh thứ nhất - không bán được hàng. Kết quả cuối cùng thì anh chỉ bị lỗ khoảng gần 20 triệu. Anh vẫn tồn tại được. Vào hè, quán bia của anh đã dần đông khách. Hàng bán chạy, có tiền, anh đầu tư mở rộng kinh doanh. Số vốn ban đầu của anh giờ đây đã được tăng lên đáng kể.

***

Những người thiếu kinh nghiệm khi mới bước vào thị trường thường tạo ra những sự kiện đình đám, phát triển nhanh trong một thời gian ngắn. Nhưng khi hết tính mới lạ, không phát triển được nữa thường rất dễ bị “hụt hơi” vì thiếu vốn. Đầu tư là một quá trình dài hơi, rất khốc liệt và thực tế.

Lĩnh vực đầu tư không cần phải quá mới lạ, độc đáo. Lĩnh vực đó thậm chí còn phải đơn giản và có càng nhiều đối tượng khách hàng càng tốt. Có bao giờ các bạn nghĩ rằng mình sẽ đầu tư vào việc sản xuất giấy vệ sinh? Có bao giờ các bạn nghĩ rằng mình sẽ đầu tư vào dịch vụ sửa xe máy? Giấy vệ sinh thì ai chả phải dùng? Còn xe máy ở Việt Nam thì giờ đây nhiều vô kể.

***

Một khía cạnh khác của việc đầu tư, đó là người không có tiền cũng có thể đầu tư được. Bởi đầu tư không nhất thiết phải là một quá trình mua vào. Đầu tư có thể chỉ là việc thu thập thông tin. Bạn biết nhiều thông tin bán đất, bạn biết nhiều thông tin mua đất, như vậy là bạn đang có tiền. Đó là một ý tưởng làm về dịch vụ môi giới. Không cần có vốn, không cần mua vào thứ gì cả. Đơn giản chỉ là đọc và ghi chép thông tin mà thôi.

Một phần của tài liệu Đừng lãng phí hai thứ quý giá nhất của bạn (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)