Thời gian là công bằng cho tất cả mọi người. Bạn đã sử dụng nó tốt chưa? Hay bạn còn đang lãng phí nó? Nếu sử dụng tốt, bạn đã thu được những gì? Là kiến thức để sau này làm việc, là bằng cấp được xã hội công nhận. Vậy còn các kỹ năng? Ở bên trên tôi đã nói về các kỹ năng, nhưng chỉ là liệt kê chúng. Nhà trường thì chỉ dạy kiến thức, ít dạy các kỹ năng. Nhưng khi đi làm bạn cần phải có nhiều kỹ năng. Sau đây tôi sẽ phân tích về một số kỹ năng cơ bản, bạn hãy thử đọc qua để tham khảo. Những kỹ năng cao cấp hơn tôi không đề cập trong cuốn sách này. Các kỹ năng này là:
Đọc
Hàng ngày bạn vẫn đọc, giờ tôi lại nói bạn phải học lại kỹ năng này nghĩa là thế nào? Xin thưa đọc cho mình là đọc các tài liệu để thu thập thông tin, dành cho việc học tập và nghiên cứu. Đây là một kỹ năng rất quan trọng, là một trong hai cổng thông tin đầu vào cho bộ não của bạn. Nghe hiện nay thường được dùng cho giải trí và học ngoại ngữ. Bây giờ rất ít người nghe một bài viết, hay một cuốn sách.
Đã có quá nhiều cuốn sách hay nói về sự đọc rồi, tôi không có ý định nói thêm về nó nữa. Tôi chỉ muốn cung cấp một thông tin thú vị rằng: trong một lời khuyên dành cho giới trẻ Việt Nam, ông vua phần mềm Bill Gates cho rằng đây là kỹ năng quan trọng nhất của những người thành công.
Trong một cuộc phỏng vấn của báo Hoa học trò với ông vào những năm 90, câu hỏi là xin ông hãy đưa ra các lời khuyên cho thanh niên Việt Nam. Ông đã đưa ra bốn lời khuyên mà bây giờ tôi xin được trích lại, vì thấy nó vẫn còn rất hữu ích cho nhiều người:
“ 1. Hãy thư giãn cho tốt 2. Tìm một công việc phù hợp 3. Đọc là kỹ năng quan trọng nhất 4. Hãy tham gia vào mạng Internet ”
Đến một giới hạn nào đó, sẽ không còn có thày giáo giảng bài cho bạn nữa. Khi đó muốn tiến lên bạn chỉ còn cách tự tìm tòi, nghiên cứu. Khi ấy chỉ còn kỹ năng đọc đồng hành với bạn. Và bạn sẽ tự biết lựa chọn thứ gì cần đọc, thứ gì không. Phải biết khi nào cần phải đọc nhanh, khi nào cần phải đọc chậm.
Đọc trước đám đông (phát biểu)
Đây là một việc không hề dễ! Nhưng thật không hay là không phải ai cũng biết điều này. Bạn hãy thử nghiệm một tình huống như sau: bạn hãy nhờ một số người nghe ban đọc. Rồi hãy tìm một bài viết nào đó và đọc hoàn chỉnh cho người đó nghe. Bài viết có một số từ tiếng nước ngoài nữa thì càng tốt.
Nếu bạn đọc thực sự trôi chảy, người nghe nắm bắt được toàn bộ nội dung của bài báo một cách trọn vẹn. Bạn đã thành công rồi, bạn đã có kỹ năng đọc tốt rồi. Đề mục này không có ý nghĩa đối với bạn nữa. Nếu không đọc được vậy, hãy luyện tập hoàn thiện kỹ năng này thật tốt!
Thuyết trình
Thuyết trình là một bài phát biểu về một chuyên đề nào đó, có sự chuẩn bị về nội dung, hình ảnh, bản vẽ và các số liệu thống kê đầy đủ. Với những bạn sinh viên mới ra trường, họ chỉ có thể trải nghiệm vài buổi tổng kết môn và lễ bảo vệ đồ án tốt nghiệp. Khi đi làm, người ta phải làm điều đó hàng tuần, thậm chí hàng ngày. Đó là các kế hoạch kinh doanh, là các đề án phát triển, rồi thì hướng dẫn sử dụng, nhiều nhất là các báo cáo lên cấp trên… Hãy đảm bảo bạn làm điều đó thật tốt. Hãy nhớ hoàn thiện kỹ năng này!
Một người mà các bạn nên học nhiều nhất đó chính là thày giáo của bạn. Ông ấy phải làm việc đó hàng ngày. Hãy để ý những thày giáo được học sinh yêu mến. Ông ấy đã làm những gì và ông ấy dành được những gì? Để thực hành, hãy lập ra các nhóm thảo luận và tổ chức các buổi thảo luận. Hãy đưa ra mục đích của mỗi buổi thảo luận trước cho mọi người đủ thời gian chuẩn bị. Mỗi người cần một bài tham luận rồi thuyết trình nó trước mọi người. Khi thành công trong nhóm bạn đó, hãy yên tâm, bạn đang sở hữu một kỹ năng tuyệt vời đó!
Phát biểu không chuẩn bị trước đám đông
Thường thì chúng ta không gặp tình huống này. Đây là việc hàng ngày của các nhà lãnh đạo. Họ thường xuyên đi thăm viếng, tham gia các cuộc họp, hội thảo nên thường hay phải sử dụng nó. Nói một cách thành thật thì đây là một kỹ năng khó. Đa số mọi người thường chỉ dùng đến nó khi không thể tránh được.
Vậy thì bạn hãy cứ đề phòng! Có thể khi tham gia hoạt động bất kỳ ở đâu đó, tự dưng bạn bị ai đó đặt một câu hỏi về một chủ đề nào đó, hãy đảm bảo bạn nói không tồi!
Điều trước tiên và quan trọng nhất là hãy đảm bảo bài nói thật ngắn. Điều thứ hai nữa là để an toàn, hãy nói những điều mà bạn cảm thấy người ta đang chờ bạn nói. Nói những điều mà trong tình huống đó đương nhiên bạn phải nói như vậy.
Nếu muốn gây ấn tượng, hãy ngay lập tức cố gắng sử dụng tối đa năng lực của bạn, lục lọi mọi kiến thức bạn có về chủ đề của câu hỏi, những kinh nghiệp bạn có, trực quan nhanh nhạy… Hãy nhanh chóng dàn chúng thành một bài nói khá logic, rồi nói ra một cách chậm dãi và chắc chắn. Nếu được như vậy thì thật là tuyệt diệu!
Điều cuối cùng tôi khuyến cáo là trong khi phát biểu hãy xưng “Tôi…” thay vì “Chúng tôi…”. Bởi vì các phóng viên khi làm phóng sự về một vấn đề nào đó, họ thường biết trước được tâm lý đám đông. Người ta chỉ hỏi để chờ bạn nói ra nhằm khẳng định thêm, và khi hỏi bạn họ chỉ chờ đợi ý kiến của riêng bạn mà thôi.
Hùng biện
Hùng biện là lập luận một cách chặt chẽ, có sức thuyết phục. Hiểu một cách nôm na thì hùng biện là giỏi ăn nói. Tức là khi nói về một vấn đề, người ta không chỉ nói đúng, mà còn nói rất hay. Hùng biện không phải là phát biểu không giấy trước đám đông. Hùng biện càng không phải là thuyết trình, kèm theo việc công bố những số liệu, hình ảnh... Mà nói đến hùng biện là nói đến những việc như: phát biểu hay phản biện các quan điểm mang tính rộng khắp, hoặc trình bày và phản biện những vấn đề đường lối chiến lược lâu dài…
Một người hùng biện tốt thì phải có kiến thức sâu rộng về nhiều vấn đề. Phải kết hợp và đan xen chúng với nhau một cách logic và hợp lý. Người hùng biện giỏi phải có những sự tích lũy, có quá trình học tập, nghiên cứu, trải nghiệm nhất định. Và điều quan trọng nhất để có một bài hùng biện thành công là chủ thể của nó phải được thông báo trước để có thời gian chuẩn bị.
Để trở thành một người thành công, một người thành đạt, bạn chắc chắn phải rèn luyện và hoàn thiện thật tốt kỹ năng này!
Viết
Thế nào là một người viết giỏi? Thế nào là một bài viết hay?
Biết bao người đã từng đặt câu hỏi này, và muốn có được kỹ năng đó nhưng không phải ai cũng trả lời hay rèn luyện được. Giờ đây tôi sẽ nỗ lực trả lời cho câu hai hỏi trên. Kết quả ra sao tùy người đọc phán xét.
Thật ngắn gọn và kỳ lạ, viết hay đơn giản chỉ là viết không dở. Người viết hay là người làm cho người đọc thấy rằng trong tình huống đó đương nhiên phải viết như vậy, không một gợn lỗi nào. Ở bài viết đó, các từ ngữ được tuôn ra như thể đó là tất yếu. Toàn bộ bài viết, từng câu một, các từ ngữ được đưa ra hợp lý đến mức bớt đi một từ là thiếu, và thêm vào một từ là thừa.
Người đọc khi đọc bài viết đó sẽ lướt nhanh qua các từ ngữ một cách rất nhẹ nhàng. Tức là người đọc sẽ không hề bị vấp, hay phải dừng lại ở đâu đó trên bài để xác định lại là mình đang đọc cái gì. Điều này làm cho họ dễ dàng nắm bắt nội dung của bài viết, và sẽ nhớ nó rất lâu.
Viết báo cáo
Viết báo cáo là một việc khó chịu với đa số mọi người. Một số người có “nghệ thuật” để vượt qua điều đó, một số khác coi đó là cực hình. Câu cửa miệng của đa số mọi người trong trường hợp này là: “Suốt ngày họp hành, báo cáo…”. Cũng không phải tự dưng người ta gọi là: “Báo cáo – Báo cày”. Có phải ý là “cày” lên báo cáo?
Đa số mọi người thích viết báo cáo theo mẫu. Nhất lại là mẫu do người yêu cầu báo cáo lập ra. Điều đó đảm bảo họ - người yêu cầu báo cáo khi đọc sẽ nắm bắt được nội dung một cách nhanh nhất. Về lâu dài, nó tiết kiệm thời gian cho mọi người. Nếu công ty bạn làm việc không có mẫu báo cáo. Hãy đảm bảo những lần báo cáo sau của bạn giống y như lần đầu tiên. Người đọc sẽ thích chúng và tôn trọng bạn bởi tính nhất quán.
Viết một bài báo
Có cả một trường đại học đào tạo về chuyên ngành viết báo. Ở trường đó có các khoa khác nhau, tương ứng với các lĩnh vực ở ngoài đời. Trong khuôn khổ nhỏ hẹp của bài viết này, tôi không có ý định và không thể nói hết ra những điều, mà một ai đó khi đọc chúng có thể trở thành một nhà báo. Tôi chỉ xin chia sẻ với những người đã từng có ý định viết một bài báo, hay đã từng thử viết rồi nhưng chưa đạt mà thôi.
Có hai câu hỏi bạn đảm bảo phải trả lời, khi muốn viết thành công một bài báo, đó là ai viết và viết về vấn đề gì? Sở dĩ bạn phải trả lời cho hai câu hỏi này vì khi tờ báo đến tay người đọc, họ sẽ cần biết rằng ai viết bài báo này? Và viết về vấn đề gì? Viết như thế nào? Các luận cứ, số liệu, hình ảnh là gì?… Để khi họ muốn phản biện tác giả thì họ sẽ biết cần liên hệ với ai. Vì có thể do cách tiếp cận sai, làm cho bài báo của bạn có những nhận định chưa đúng với thực tế. Hoăc bài báo có thể rất có ý nghĩa với một ai đó. Họ cảm thấy cần phải cảm ơn tác giả. Cũng có thể bài viết sai số liệu thống kê nào đó cần phải đính chính. Một
điều rất quan trọng là qua bài báo đó người đọc nhìn nhận thấy vấn đề gì? Họ cần phải tiếp cận ra sao, xử lý với vấn đề của bài báo đó như thế nào? Vì mục đích cuối cùng của mọi bài báo là để làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Đó chính là điểm khác biệt giữa một bài báo và một bài đưa tin. Một bài đưa tin chỉ có nhiệm vụ là mang thông tin đến cho người đọc một cách nhanh nhất, không cần phải bình luận hay đánh giá gì… Bởi vậy, nếu bạn muốn làm một nhà báo thì trước hết bạn cần phải có cái tâm. Bạn chỉ nên viết một bài báo khi cảm thấy nó có ích cho cộng đồng. Bởi nhà báo là người của công chúng, và họ sức mạnh rất lớn khi có thể định hướng dư luận hoặc tạo ra các trào lưu.
Viết một cuốn sách
Tôi đã từng làm việc này khá nhiều lần – và đều thất bại! Viết sách khác rất nhiều so với viết những tài liệu tôi đã kể bên trên. Một cuốn sách không (nên) phải là gép nhiều bài viết nhỏ lại. Trừ một tập truyện ngắn nhiều tác giả - những cuốn không bao giờ là truyện để đời. Vì sách khác với truyện, sách bạn viết về cuộc sống còn truyện bạn có thể hư cấu nó đến đâu cũng được. Viết một cuốn sách là sự tập trung tâm trí trong một thời gian dài, trong nhiều tâm trạng khác nhau, nhưng lại luôn phải đảm bảo tính logic và nhất quán của nó. Trong khi đó, viết những tài liệu bên trên, thường bạn chỉ cần “lên đồng” hai đến ba tiếng là đủ.
Vậy điểm khó nhất khi viết một cuốn sách là phải đảm bảo tính nhất quán của nó. Thể hiện của điều này là cuốn sách đó có thể tóm tắt lại thành một câu – chính là tiêu đề của nó. Bởi vậy, khi bạn sẽ viết trong nhiều ngày, trong nhiều tâm trạng khác nhau – khi tỉnh táo, lúc nhập tâm sâu – bạn hãy đảm bảo tuân theo tính nhất quán đặt ra ban đầu đó.
Nếu một ý tưởng chợt đến thôi thúc bạn viết nên một cuốn sách, thì các ý tưởng nhỏ bên trong thường sẽ dồn dập ập đến. Không phải lúc nào bạn cũng có thể ghi lại được toàn bộ chúng. Kể cả khi ghi lại được chúng rồi, thì sau đó bạn cũng sẽ phải chỉnh sửa lại chúng. Bạn sẽ sắp xếp chúng như thế nào để thành được một cuốn sách? Trình tự nào? Tiêu chí là gì? Là thời gian, là không gian hay là các bước trong một quy trình nào đó? Khi sắp xếp các ý tưởng có logic sẽ giúp bạn dễ viết, thể hiện tính nhất quán của cuốn sách và giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung của cuốn sách.
Vậy nếu bạn muốn viết một cuốn sách, không còn cách nào khác là phải tạm thời xếp các việc khác lại, tìm một nơi yên tĩnh trong một thời gian đủ dài thì mới thực hiện được. Khi tập trung cao độ, hãy cứ viết ra càng nhiều càng tốt! Viết bằng bất cứ gì và viết ra bất kỳ đâu có thể. Rồi sau đó, khi xem lại, bạn sẽ biết phải làm gì với chúng. Hãy đảm bảo hoàn thành
được mục lục của cuốn sách trước khi đi viết vào các phần chi tiết. Điều đó sẽ giúp cho bạn không bị lạc hướng khi viết và cũng chính điều đó đảm bảo cho sự nhất quán của cuốn sách của bạn.
***
Thưa các bạn! Tôi kể ra những kỹ năng này, không có nghĩa là tôi đã hoàn toàn sở hữu được chúng. Tôi không phải là một chuyên gia, tôi viết về những kỹ năng này dù sách giáo khoa đã có các khái niệm hoặc định nghĩa về chúng. Đây không phải là điều gì đó ghê gớm cả, mà ngược lại còn là rất bình thường, là sự chia sẻ giữa những người đồng hành. Tôi thấy chúng ta nên làm điều đó!
Cũng như tất cả mọi người, khi trải qua các quá trình học tập và công tác, tôi đã sở hữu được những kỹ năng nhất định. Những kỹ năng khó hơn, tôi vẫn đang ở trong quá trình rèn luyện và hy vọng mình sẽ sớm làm chủ được chúng. Vậy nếu ai đó thấy mình thiếu một, thậm chí vài kỹ năng bên trên thì cũng không phải quá hoang mang. Chúng ta đang cùng đi trên một con đường. Nhưng tôi cho rằng, có một kỹ năng mà các bạn nên rèn luyện sớm nhất, vì nó là tiền đề để cho các bạn có thể sở hữu được những kỹ năng khác phía sau, đó là “Đọc” cho mình. Nếu bạn không chịu khó đọc, không chịu khó hoàn thiện kỹ năng này một cách điêu luyện, sẽ là rất khó khăn cho bạn trên đường đời. Bởi tri thức là sức mạnh. Người có tri thức là người tự do!
Để rèn luyện các kỹ năng trên, không có cách nào khác là phải thực hành thật nhiều. Nếu không thực hành, thì cho dù có giỏi lý thuyết đến mấy, cũng không thể sở hữu được chúng. Một anh bạn của tôi kể rằng: “Thời mới đi làm, trong một lần được báo cáo trước ban giám đốc. Anh biết rằng trong phòng họp đó không ai biết về vấn đề anh đang báo cáo hơn anh ta. Nhưng khi lên bục đọc, anh vẫn bị mất tinh thần. Khoảnh khắc đó anh ta gọi là bị “ngợp”. Anh phải mất một lúc để trấn tĩnh mới hoàn thiện được bài báo cáo, nhưng kết quả cũng không được mỹ mãn lắm”. Bây giờ, anh ta nói mọi chuyện đã tốt hơn, những lần đọc