Tôi là một người sinh ra ở nông thôn rồi lên sống ở thủ đô Hà Nội. Tôi vẫn thường về quê một năm vài lần khi nhà có việc. Quê tôi là một vùng nông thôn cách Hà Nội chừng 80 cây số. Hai bên đường rộng thênh thang với những đồng lúa rất đẹp. Đời sống người dân không biết thế nào... Từ khi xảy ra khủng hoảng vào mua thu năm 2008, vật giá leo thang, đời sống của họ chắc hẳn đã khó khăn nhiều hơn trước. Giờ đây, mỗi lần về quê tôi lại thấy nông dân mang nông phẩm ra ven đường để bán. Một sự nhanh nhạy đáng mừng! Chỉ trừ việc xót xa cho những con chim vô tội đã bị vặt trụi lông, đang bị trực chờ đưa lên bàn nhậu.
Như vậy chúng ta thấy rằng nông dân của ta đâu có thụ động. Mang thứ mình có ra bán cho những người đang cần chứng tỏ họ đã hiểu một nguyên lý kinh tế rất cơ bản. Đó là một việc hiển nhiên mà không phải bao giờ mọi người cũng nghĩ ra. Hoặc có thể họ từng nghĩ ra nhưng bị ngăn cấm. Bây giờ chẳng có điều gì ngăn mọi người buôn bán trao đổi cả. Người nông dân đã linh hoạt như vậy, người thành phố còn linh hoạt hơn nhiều. Thử hỏi bây giờ ở các thành phố của nước ta, có ngôi nhà nào ở mặt đường mà không buôn bán hay cho thuê? Giờ đây người ta chỉ ở mặt đường khi bắt buộc, vì rất ồn và bụi. Những người có điều kiện thường tìm đến những nơi yên tĩnh trong thành phố để ở. Có người còn ra cách xa thành phố chỉ đơn giản là để hưởng một cuộc sống có bầu không khí trong lành.
Người nông dân như vậy, người thành thị như vậy, và ta thấy cả đất nước đang… đi buôn. Một nền kinh tế sôi động! Một thời đại sôi động! Đâu đâu cũng thấy đăng tin tuyển
nhân viên kinh doanh, phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng… Cơ hội mở ra cho bất kỳ ai. Nếu năng động, một người hoàn toàn có thể kiếm được vài chục triệu một tháng.
Từ bán nhà đất, ôtô, xe máy cho đến tivi, máy tính, tủ lạnh, điều hòa… Từ bàn bàn ghế, quần áo, đồ ăn, thức uống, đồ chơi… cho đến dầu gội đầu, kem đánh răng, bàn chải, dao cạo râu… Có thế nói là trăm thứ bà giằn. Việt Nam là một nền kinh tế trẻ trung, là nước có hệ thống bán lẻ tốt hàng đấu thế giới. Hiện nay do năng lực phân phối của các nhà bán lẻ trong nước tốt, các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới đang phải rất e ngại khi bước vào nền kinh tế Việt Nam.
Nền kinh tế sôi động như vậy, bạn có mặt trong đó không? Nếu bạn muốn tham gia, chỉ cần bạn có ý tưởng nằm trong bất kỳ một khâu nào đó của nền thị trường, nếu được thị trường chấp nhận bạn sẽ thành công.
***
Thưa các bạn! Đây không phải là một cuốn sách kinh tế. Tôi – người viết sách này – không phải là một chuyên gia kinh tế. Nếu ai muốn tìm hiểu nền kinh tế một cách chính thống, xin tìm đọc sách giáo khoa hay những tài liệu của các chuyên gia. Vấn đề của tôi ở đây chỉ là khi muốn chia sẻ với các bạn điều quý giá thứ hai – ý tưởng – tôi buộc phải đưa ra một số vấn đề kinh tế. Tôi sẽ cố gắng nói thật đơn giản. Không phải các vấn đề kinh tế làm các bạn khó hiểu, mà ở là chỗ các bạn không hiểu ý của tôi.
Nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Đó là một nền kinh tế hàng hóa, với sự tham gia của nhiều thành phần như: kinh tế cá thể, kinh tế tập thể, công liên doanh, công ty nước ngoài… Các thành phần kinh tế này bình đẳng trước pháp luật. Đây là một sự kết hợp khá khó khăn, khi bản chất của một nền kinh tế tư do là phải vận hành theo nguyên lý “Bàn tay vô hình” của Adam Smit. Hàng hóa trên thị trường, dựa trên hai yếu tố cung cầu, sẽ tự điều tiết giá cả của mình. Còn sự “điều tiết vĩ mô của nhà nước” gợi lại cho ta hình ảnh về nền kinh tế kế hoạch, tập trung của nước ta trước kia. Những người làm kinh tế nhà nước họ phải mang trong mình hai tâm tư. Một tâm tư là phải làm ăn sao cho có hiệu quả (lợi nhuận), để chứng tỏ tài năng, đảm bảo phát triển con đường sự nghiệp... Còn một hệ tâm tư khác họ phải mang là lương tâm nghề nghiệp, là trách nhiệm cộng đồng, là tương lai dân tộc…
Nhìn tổng quát là như vậy, song những điều to tát bên trên ảnh hưởng không nhiều đến thanh niên chúng ta. Đa số chúng ta ít cảm thấy sự có mặt của chúng trong cuộc sống. Thậm chí đa số thanh niên cảm thấy nếu mình muốn làm ăn kinh tế sẽ chẳng gặp phải khó
khăn gì, miễn là có vốn. Sở dĩ chúng ta rất dễ dàng làm kinh tế, vì đa số chúng ta đều làm ăn nhỏ với số vốn khá nhỏ. Ít liên quan đến những cơ chế, chính sách lớn của nhà nước. Thậm chí xấu nhất là làm ăn thất bại, ta cũng chỉ cho rằng điều đó đơn thuần xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan – do lỗi của ta – mà thôi.
***
Bây giờ ta sẽ đi vào vấn đề chính của đề mục này, đó là tôi có cảm giác rằng những diễn biến của nền kinh tế Việt Nam hiện này khá giống với thế trận trong câu chuyện Tam quốc chí ở bên Tàu.
Các công ty nhà nước được phân bổ bất động sản, trang bị cơ sở vật chất, ưu đãi về vốn từ ngân sách, lực lượng lao động của họ ổn định. Các đơn vị này cũng được hưởng nhiều ưu đãi từ các cơ chế, chính sách. Họ còn là các đơn vị được triển khai các đề án, dự án quốc gia. Họ được ví như là nắm thiên thời, giống như Tào Tháo ở nước Ngụy, mang danh thiên tử và có đất đai rộng lớn, màu mỡ. Tất nhiên, cùng với các ưu đãi này, họ sẽ phải có trách nhiệm là những đầu tàu kinh tế cả nước, là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Đảm bảo an sinh xã hội, khi tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Ngoài ra họ còn có trách nhiệm với cộng đồng, phát triển tương lai của đất nước, như không gây ô nhiễm môi trường hay quan tâm đến thế hệ trẻ…
Các công ty hưởng lợi từ các tài nguyên, khoáng sản của đất nước. Từ rừng núi cho đến đồng bằng, từ đất liền ra đến hải đảo. Người xưa nói nước ta “Rừng vàng biển bạc” cũng không hề sai, khi ta những đơn vị khai thác tài nguyên, khoáng sản phát triển rất tốt. Họ luôn đừng hàng đầu trong đóng việc góp ngân sách quốc gia. Các công ty này được ví như nắm địa lợi giống như Ngô Quyền ở nước Ngô với hai con sông lớn. Về nguyên tắc thì tài nguyên, khoáng sản là sở hữu toàn dân, họ phải có trách nhiệm tận thu khi khai thác, đảm bảo tái tạo các nguồn năng lượng có thể phục hồi để mang lại lợi ích lâu dài cho người dân.
Các công ty làm giàu từ trí tuệ, làm giàu bằng chất xám. Lĩnh vực của họ sáng tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ hữu ích, cung cấp cho xã hội và thu lời từ đó. Các công ty này được ví như nắm nhân hòa giống như Lưu Bị ở nước Thục, lấy lòng được nhiều anh tài mà dựng lên được thế chân vạc, tranh đấu với hai nước Ngụy và Ngô. Các công ty này thường được hình thành khi đoàn kết được những trí thức năng động và thông minh.
***
Đây không phải là mô hình kinh tế riêng của Việt Nam, rất nhiều đất nước trên thế giới đang vận hành nền kinh tế theo hình thức này. Nhất là từ sau cuộc đại khủng hoảng của
kinh tế thế giới năm 2008, đã có nhiều đất nước tư bản hàng đầu phải quay về với hình thức này khi nhà nước đã phải trích ngân sách ra mua lại các đơn vị lớn làm ăn thua lỗ để cứu lấy và điều tiết nền kinh tế vĩ mô.
Tôi nói xa xôi như vậy, cuối cùng cũng chỉ là để mong các bạn hiểu được một điều, đó là khi bạn có một ý tưởng nào đó và muốn triển khai nó, bạn phải hiểu rằng dù muốn hay không, bạn cũng sẽ phải ở thế của nước Thục. Tức là bạn phải tạo ra được yếu tố (nhân hòa) trong công ty. Thống nhất tập thể thành một sức mạnh thì mới có thể tính đến chuyện tham gia “tranh hùng” được. Bởi bạn không phải là công ty nhà nước như thế nước Ngụy, có được sự ưu đãi từ bên trên về cơ chế, chính sách, đất đai, nhà xưởng, nguồn vốn, con người… Bạn cũng không phải là công ty như thế nước Ngô, được hưởng nguồn lợi từ các tài nguyên, khoáng sản của đất nước. Bạn buộc phải rơi vào loại công ty như thế của nước Thục, phải dùng tài năng (chất xám) của con người để bước vào cuộc chiến.
Như vậy yếu tố nhân hòa (đoàn kết) là yếu tố quan trọng nhất của một tập thể, vì đó là yếu tố đầu tiên giúp cho tập thể tồn tại. Sau đó là năng lực, tức là yếu tố tài năng của những thành viên trong tập thể đó. Có tài năng thì mới phát triển được tập thể đó lên. Mà muốn hội tụ được cả hai yếu tố trên thì tiếng tăm của người đứng đầu tập thể đó rất quan trọng. Người đứng đầu phải có tiếng tăm lớn. Anh ta phải làm cho mọi người thấy được rằng mình là một người có nhân cách lớn, có đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm cộng đồng, có cái tâm lớn để yêu mến tài năng của người khác, tin tưởng vào người khác và biết cách dùng người khéo léo…
***
Một số người gặp khó khăn khi gặp các thuật ngữ kinh tế to tát. Để dễ hiểu hơn về sự vận hành của nền kinh tế, từ đó biết được vị trí của mình trong quá trình vận hành ấy. Bây giờ tôi sẽ đưa một sự mô tả một cách dễ hiểu nhất về nền tài chính nhà nước như sau:
Ngành tài chính quốc gia với tôi không khác gì việc thu chi của một doanh nghiệp. Cũng có đầu ra, đầu vào đó là các nguồn thu và các tài khoản chi. Các lãnh đạo công ty luôn phải quan tâm đến thu tồn đọng ở đâu và chi lãng phí ở đâu. Nguyên tắc chung là tối ưu các nguồn thu và sử dụng hiệu quả các nguồn chi. Tối ưu các nguồn thu là thu đúng, thu đủ, đảm bảo không thất thoát hay nợ đọng. Sử dụng hiệu quả các nguồn chi là đầu tư có hiệu quả, có lãi để quay vòng đồng vốn, đảm bảo không thất thoát, lãng phí.
Tiền của các công ty thì gọi là vốn còn tiền của quốc gia thì được gọi là ngân sách. Như vậy có thể nhìn nhận chính phủ như là một công ty khổng lồ. Nếu không ty này thu chi
không tốt là việc làm ăn của họ đang có vấn đề. Và như vậy một chính phủ cũng có thể rơi vào tình trạng ngập trong nợ nần, nhưng tất nhiên họ không thể bị phá sản.
Nếu việc mô tả này vẫn làm ai đó trong các bạn khó hình dung, thì các bạn hãy coi việc thu chi ngân sách của quốc gia cũng giống như việc thu chi tiền bạc của gia đình bạn vậy. Thậm chí là việc thu chi của cá nhân bạn vậy. Đều có các khoản thu và các khoản chi. Bạn nào tối ưu các nguồn thu và sử dụng hiệu quả các khoản chi thì tiền bạn ấy luôn đầy ví.
***
Ngành tài chính quốc gia là một ngành lớn, ở tầm vĩ mô. Các chuyên gia kinh tế mới hiểu và có được cái nhìn tổng quát về nó. Người viết sách này - tôi không phải là một trong số họ. Nhưng tôi chắc chắn với các bạn rằng, sẽ chỉ hai việc thu và chi mà thôi. Nguyên tắc “tối ưu các nguồn thu, sử dụng hiệu quả các nguồn chi” là nguyên tắc chung của bất kỳ một quốc gia nào, trong bất kỳ thời đại nào. Và nguyên tắc này không bao giờ thay đổi.
Các nguồn thu lớn của ngân sách quốc gia gồm: các loại thuế, các loại phí-lệ phí, doanh thu của các công ty, đơn vị nhà nước, các khoản viện trợ, các khoản đóng góp của các tổ chức hay cá nhân… Các chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô là chính sách tài khóa do bộ tài chính đưa ra gồm thuế, chi tiêu công, trái phiếu chính phủ…; chính sách tiền tệ do ngân hàng nhà nước đưa ra gồm tỷ giá ngoại tệ, chính sách tín dụng (vay và cho vay)… Các khoản chi lớn của ngân sách nhà nước là chi đầu tư phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng; chi tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần để xã hội sử dụng…
Như vậy, ta có thể thấy các công ty huy động vốn từ hai kênh chính là ngân hàng và thị trường chứng khoán, còn nhà nước huy động vốn đa dạng hơn như từ ngân sách, phát hành trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc…
Thưa các bạn! Tôi không hề muốn đưa vào đây những thuật ngữ chuyên ngành kinh tế to tát. Nhưng trong phần nói về “Sự vận hành của nền kinh tế”, tôi không thể không đưa ra các vấn đề cơ bản này. Bởi khi bạn có một ý tưởng, khi bạn lập nên doanh nghiệp để triển khai ý tưởng đó, bạn sẽ là ông chủ. Mà khi đã trở thành một ông chủ, bạn cần phải biết cách nhìn nhận thời cuộc để nắm bắt thời cơ. Phải biết nhìn nhận xã hội để tìm kiếm cơ hội.
Mặt khác, một khi bỏ hết vốn liếng ra để kinh doanh, thì có thể bạn đang đánh cược cả tương lai của mình vào sự thành bại của doanh nghiệp. Bạn còn nắm trong tay vận mệnh của những người lao động bạn thuê. Bạn đã sử dụng người lao động, thì bạn phải có trách nhiệm với đời sống và tương lai của họ.
Đây chính là những lý do yêu cầu bạn cần phải nắm bắt được thị trường, phải hiểu biết về xã hội và phải nhìn nhận được sự vận hành của nền kinh tế. Đó chính là môi trường mà bạn đang lăn lộn, cạnh tranh, vùng vẫy…