Vệ sinh cá nhân của công nhân

Một phần của tài liệu đồ án CNCBTP(bản chính) (Trang 103 - 107)

Vấn đề này yêu cầu rất cao, đặc biệt là công nhân trực tiếp làm việc tại các phân xưởng sản xuất chính.

 Công nhân phải ăn mặc quần áo sạch sẽ. Khi vào sản xuất phải mặc đồng phục của nhà máy, đội mũ, đeo khẩu trang, đi ủng và mang găng tay .

 Không được ăn uống trong khu vực sản xuất.

 Thực hiện tốt chế độ khám sức khoẻ cho công nhân theo định kỳ 6 tháng một lần. Không để người đau ốm vào khu vực sản xuất.

10.2.2.Vệ sinh máy móc, thiết bị

 Máy móc thiết bị trước khi bàn giao lại cho ca sau phải được vệ sinh sạch sẽ.

 Đối với thùng lên men sau khi giải phóng hết lượng dịch lên men, cần phải vệ sinh sát trùng kỹ để chuẩn bị lên men lượng dịch lên men tiếp theo.

10.2.3.Vệ sinh xí nghiệp

 Trong các phân xưởng sản xuất , sau mỗi mẻ , mỗi ca cần phải làm vệ sinh khu làm việc .

 Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trong và ngoài các phân xưởng .

10.2.4.Xử lý nước thải

Nước thải chứa nhiều tạp chất hữu cơ nên vi sinh vật dễ phát triển gây ô nhiễm cho môi trường sống của con người. Vì vậy vấn đề xử lý nước thải rất quan trọng đối với nhà máy. Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải và mỗi phương pháp có những ưu điểm riêng.

PHẦN MƯỜI MỘT KẾT LUẬN

Trong đồ án Công nghệ chế biến thực phẩm, nhóm chúng tôi được giao đề tài “ Thiết kế nhà máy chế biến sữa tiệt trùng công suất 30 triệu lít/ năm”.

Sau thời gian hoàn thành đồ án, chúng tôi đã hệ thống được các kiến thức đã học và có cái nhìn tổng quan và toàn diện hơn về công nghệ sản xuất sữa tiệt trùng.

Mặc dù luôn học hỏi, tìm tòi, tham khảo một số tài liệu liên quan và cố gắng, nỗ lực hết mình để hoàn thành đồ án, song kiến thức còn hạn chế, hiểu biết chưa nhiều nên còn nhiều thiếu sót. Vì vậy chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè để bài đồ án được hoàn thiện hơn.

PHẦN MƯỜI HAI TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Lê Thị Liên Thanh, PGS. TSKH Lê Văn Hoàng, Công nghệ chế biến

sữa và các sản phẩm từ sữa. Nhà xuất bản Khoa học – Kỹ thuật.

2. TS. Lâm Xuân Thanh, Giáo trình công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm

từ sữa. Nhà xuất bản Khoa học – Kỹ thuật.

3. Nguyễn Văn Thoa, Lưu Duẩn, Lê Văn Hoàng(1975), Thiết bị thực phẩm.

Nhà xuất bản Khoa học – Kỹ thuật.

4. Trần Thế Truyền(1999), Cơ sở thiết kế nhà máy thực phẩm. Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Một phần của tài liệu đồ án CNCBTP(bản chính) (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w