hoạt động thực tiễn phải dựa vào hiện thực, không dựa vào khả năng nhưng không được xem thường khả năng vì khả năng biểu hiện khuynh hướng phát triển của sự vật trong tương lai nên khi đề ra chủ trương, kế hoạch hành động phải tính toán đến mọi khả năng để chủ động và có các phương án sát hợp trong hoạt động.
- Để xác định các khả năng cần phải:
Tìm khả năng phát triển của sự vật ở ngay trong chính bản thân sự vật; khi dự kiến khả năng phát triển của sự vật phải căn cứ vào sự tác động của các mặt khác nhau bên trong sự vật, sự tác động qua lại của sự vật với hoàn cảnh bên ngoài trong trạng thái vận động và phát triển; làm sáng tỏ sự khác biệt về chất giữa khả năng và hiện thực để không lầm lẫn khả năng với hiện thực; xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ giữa khả năng và hiện thực để xác định khả năng tiềm tàng và tương lai phát triển của sự vật, từ đó tạo những điều kiện cần thiết để thúc đẩy hoặc ngăn cản theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn.
- Khi lựa chọn và thực hiện khả năng cần lưu ý:
Trong cùng một lúc sự vật có thể chứa đựng nhiều khả năng khác nhau. Bởi vậy, khi lựa chọn khả năng cần phải ưu tiên khả năng tất nhiên, nhất là các khả năng gần vì đó là những khả năng dễ biến thành hiện thực; để khả năng biến thành hiện thực phải tạo cho nó các điều kiện cần và đủ; trong xã hội, khả năng không tự biến thành hiện thực mà phải có sự tham gia của con người, của nhân tố chủ quan vì vậy cần tạo mọi điều kiện cần thiết để nhân tố chủ quan tham gia tích cực - nếu có lợi - hoặc ngăn cản - nếu có hại - trong sự biến đổi khả năng thành hiện thực. Tuy nhiên, phải tránh hai thái cực là tuyệt đối hóa hoặc hạ thấp vai trò của nhân tố chủ quan trong việc biến khả năng thành hiện thực.