10. Động lực học tập và động cơ học tậ p
4.1.2. Phương pháp giảng dạy và hành vi học tiếng Anh ngoài lớp học
Để tìm hiểu mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và hành vi học tiếng Anh ngoài lớp học, kiểm nghiệm t (hai đuôi (two-tailed)), độ tin cậy 95%, được sử dụng thực hiện so sánh mức độ thực hiện các hành vi này giữa hai nhóm sinh viên được giảng dạy bằng hai phương pháp khác nhau (thụ động và tích cực). Trong nghiên cứu này, tôi đưa 6 hành vi sau vào nhóm
hành vi học tiếng Anh ngoài lớp học:
Làm bài tập/chuẩn bị bài trước khi đến lớp (Câu 5)
Nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo ngoài sách giáo khoa (Câu 6) Ôn lại bài lúc có thời gian rãnh (Câu 7)
Tham gia câu lạc bộ tiếng Anh (Câu 8)
Nghe nhạc/xem TV/xem phim tiếng Anh (Câu 9) Đầu tư nhiều thời gian học tiếng Anh (Câu 10)
60
Bảng 4.2: So sánh hành vi học TA ngoài lớp học giữa 2 nhóm SV
Điểm trung bình (Mean)
HÀNH VI PP THỤ ĐỘNG PP TÍCH CỰC p (2- tailed)
1. Làm bài tập/chuẩn bị bài trước
khi đến lớp 4.57 5.02 0.00
2. Nghiên cứu thêm tài liệu 3.55 3.63 0.66 3. Ôn lại bài lúc có thời gian 4.1 4.59 0.00
4. Tham gia câu lạc bộ tiếng Anh 2.16 1.52 0.00
5. Nghe nhạc/xem TV/xem phim
TA 4.88 4.64 0.25
6. Đầu tư nhiều thời gian học TA 4.19 4.2 0.95
Kết quả khảo sát ở bảng 4.2 cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm về mức độ nghiên cứu tài liệu (p=0.66), nghe nhạc/xem TV/xem phim tiếng Anh (p=0.25), đầu tư thời gian học tiếng Anh (p=0.95). Như vậy
phương pháp giảng dạy tiếng Anh khảo sát không ảnh hưởng đến các hành vi
này. Tuy nhiên, đối với hành vi làm bài tập/chuẩn bị bài trước khi đến lớp, ôn lại bài lúc có thời gian, tham gia câu lạc bộ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm.
Phương pháp giảng dạy tiếng Anh khảo sát có ảnh hưởng đến hành vi làm bài tập/chuẩn bị bài trước khi đến lớp của sinh viên (p=0.00, t=-2.76, df=269). Trị số trung bình ở hai nhóm cho thấy nhóm sinh viên được dạy bằng phương pháp tích cực (M=5.02) thường xuyên làm bài tập/chuẩn bị bài
trước khi đến lớp hơn so với nhóm sinh viên được dạy bằng phương pháp thụ động (M=4.57). Sự chênh lệch giữa hai trị số trung bình này là 0.45.
61
Phương pháp giảng dạy tiếng Anh khảo sát có ảnh hưởng đến hành vi ôn lại bài lúc có thời gian (p=0.00, t=-2.75, df=269). Trị số trung bình ở hai nhóm cho thấy nhóm sinh viên được dạy bằng phương pháp tích cực
(M=4.59) thường xuyên ôn lại bài hơn so với nhóm sinh viên được dạy bằng
phương pháp thụ động (M=4.1). Sự chênh lệch giữa hai trị số trung bình này là 0.5.
Phương pháp giảng dạy tiếng Anh khảo sát có ảnh hưởng đến hành vi tham gia câu lạc bộ (p=0.00, t=3.47, df=267). Trị số trung bình ở hai nhóm cho thấy nhóm sinh viên được dạy bằng phương pháp thụ động (M=2.16)
thường tham gia câu lạc bộ tiếng Anh hơn so với nhóm sinh viên được dạy bằng phương pháp tích cực (M=1.52). Sự chênh lệch giữa hai trị số trung bình này là 0.64.
62
Kết luận:
Trong nhóm 6 hành vi học tiếng Anh trong thời gian không đến lớp, phương pháp giảng dạy được khảo sát chỉ có ảnh hưởng đến ba hành vi: làm bài tập, chuẩn bị bài; ôn lại bài; tham gia câu lạc bộ tiếng Anh. Tuy nhiên, nhóm sinh viên được giảng dạy bằng phương pháp thụ động có mức độ tham gia câu lạc bộ nhiều hơn nhóm còn lại. Nhóm sinh viên được giảng dạy bằng phương pháp tích cực thường xuyên làm bài tập, chuẩn bị bài, ôn lại bài hơn.