4. Phạm vi và thời gian nghiên cứ u
3.2. Tình hình tuyển dụng và vị trí làm việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế
đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế và đề xuất các giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế.
3.2. Tình hình tuyển dụng và vị trí làm việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế học kinh tế
Kết quả khảo sát cho thấy tất cả các doanh nghiệp đều đã tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế trong giai đoạn 2000-2005. Số lao động được tuyển trung bình là 9 người vào một doanh nghiệp, tuy nhiên 11 mới là con số lặp lại nhiều hơn cả. Trong đó, ít nhất là doanh nghiệp chỉ tuyển có 1 người kể từ năm 2000 đến nay và nhiều nhất là doanh nghiệp tuyển tới 23 người. Sự chênh lệch về số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế được tuyển vào doanh nghiệp là khá rõ ràng, tuy nhiên, nếu so sánh với con số hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế gia nhập thị trường lao động hàng năm thì con số này là quá nhỏ bé. Nó chứng tỏ số sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế xin được việc làm không nhiều. Điều này càng được khẳng định qua kết quả khảo sát người lao động. Chỉ có gần 12% sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế có được việc làm đúng ngành nghề đào tạo trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp. Còn lại phần lớn (58%) có việc làm đúng ngành nghề đào tạo trong khoảng từ 12 đến 18 tháng và gần 20% có việc làm đúng ngành nghề đào tạo sau 2 năm tốt nghiệp. Số lượng công việc trung bình mà người lao động đã trải qua tính đến thời điểm hiện tại là 3,8 (chỉ tính các công việc làm đúng ngành nghề đào tạo) chứng tỏ sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế đã rất khó khăn trong việc tìm ra công việc phù hợp với mình. Bởi lẽ trong
khoảng thời gian từ 5-10 năm kể từ khi tốt nghiệp mà họ đã trải qua gần 4 doanh nghiệp, tức là tại mỗi doanh nghiệp sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế chỉ làm việc chừng 1-2 năm.
Có được việc làm trong các doanh nghiệp là một điều quan trọng nhưng được làm việc đúng với chuyên môn đào tạo hay không còn là vấn đề quan trọng hơn khi phân tích mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế. Kết quả khảo sát bảng hỏi cho thấy hầu hết các doanh nghiệp (89,7% người được hỏi) đều sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đúng với chuyên ngành được đào tạo nhưng kết quả phỏng vấn sâu sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế hiện đang làm việc tại doanh nghiệp cho ta hiểu biết đầy đủ hơn. ”Gọi là được làm việc đúng chuyên ngành đào tạo thì cũng không hẳn chính xác, tôi học Quản trị kinh doanh nhưng vị trí hiện tại của tôi là làm Trợ lý văn phòng kiêm thủ quỹ. Công việc thủ quỹ là tôi phải tự học để hoàn thành được công việc...” (trích phỏng vấn sâu người lao động, nữ, 27 tuổi). Nhiều người được phỏng vấn có chung tình trạng như chị Nga trong khi lãnh đạo của họ khẳng định đã bố trí lao động đúng với chuyên môn được đào tạo.
Bảng 3.4: Ví trí làm việc sau khi được tuyển dụng
Tần suất % % cộng dồn
Phụ việc cho một lao động có kinh nghiệm 32 21,3 21,3 Làm việc tại một vị trí lao động có chức danh độc lập 101 67,3 88,7 Tổ trưởng/ nhóm trưởng một nhóm lao động 17 11,3 100,0
Tổng cộng 150 100,0
Bảng 3.4 trình bày vị trí làm việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế tại doanh nghiệp sau khi được tuyển dụng. Theo đó, phần lớn họ đều được làm việc độc lập tại một vị trí lao động theo chức danh (chiếm tới 67,3% ý kiến người được hỏi). Tuy nhiên, chỉ có 11,3% sinh viên tốt nghiệp đại học
kinh tếđược làm tổ trưởng/ nhóm trưởng một nhóm lao động và 21,3% là phụ việc cho một lao động có kinh nghiệm. Phỏng vấn sâu người sử dụng lao động cho thấy những sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế được bố trí là phụ việc cho một lao động có kinh nghiệm đều là những sinh viên vừa tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm thực tế. Ngược lại, những sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế được bố trí làm tổ trưởng/ nhóm trưởng một nhóm lao động thường là những người đã ra trường được một vài năm, được tuyển đích danh cho vị trí quản lý này.
Hệ số Chi-square được sử dụng để kiểm định mối liên hệ giữa vị trí việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế với loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và qui mô doanh nghiệp. Giả thuyết H0 được đưa ra là "không có mối liên hệ nào...". Kết quả chạy hệ số Chi- square cho giá trị p-value như sau: 0.677 đối với mối quan hệ giữa loại hình doanh nghiệp với vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp; 0.202 đối với mối quan hệ giữa ngành nghề của doanh nghiệp với vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp và 0.611 đối với mối quan hệ giữa qui mô lao động của doanh nghiệp với vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp (tham khảo phụ lục 2). Hệ số p-value quá lớn, cho thấy không thể bác bỏ giả thuyết H0 ban đầu. Điều đó có nghĩa là vị trí làm việc sau khi được tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế ở các doanh nghiệp không có mối liên hệ nào với loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp hay qui mô của doanh nghiệp.
Sau khi được tuyển dụng, sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đều phải có thời gian tập sự để làm quen với công việc của doanh nghiệp. Thời gian tập sự trung bình là 4,37 tháng, tuy nhiên 5 tháng mới là con số về thời gian tập sự được lặp lại nhiều hơn cả.
Bảng 3.5: Thời gian tập sự sau khi được tuyển dụng Tần suất % % cộng dồn 2-3 tháng 15 10,0 10,0 4-6 tháng 65 43,3 53,3 Trên 6 tháng 70 46,7 100,0 Tổng cộng 150 100,0
Bảng 3.5 trình bày thời gian tập sự sau khi được tuyển dụng qua kết quả khảo sát người sử dụng lao động đã cung cấp thông tin dễ hiểu hơn về thời gian tập sự của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế sau khi được tuyển dụng vào doanh nghiệp. Theo đó, số lao động cần thời gian tập sự trên 6 tháng chiếm tỷ lệ rất cao – 46,7% ý kiến người trả lời. Kết quả khảo sát người lao động cũng cho một kết quả tương tự. Phỏng vấn sâu người sử dụng lao động cho thấy 6 tháng thử việc là quãng thời gian khá dài so với quá trình đầu tư của doanh nghiệp. Sở dĩ sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế cần thời gian thử việc lâu như thế vì dưới 6 tháng họ chưa trải qua được hết các nghiệp vụ chuyên môn thực tế tại doanh nghiệp. ”... họ không có nhiều kỹ năng thực tế nên nếu không va chạm công việc thực tế họ không làm việc được, trong khi đó, để biết được các hoạt động của doanh nghiệp và cọ sát với nó, người lao động cần đến 6 tháng hoặc hơn...” (trích phỏng vấn sâu quản lý doanh nghiệp, nam, 53 tuổi). “… doanh nghiệp nhỏ thì thử việc 3 tháng là đủ nhưng với những doanh nghiệp lớn, phải 6 tháng mới biết được người lao động làm việc thế nào...” (trích phỏng vấn sâu quản lý doanh nghiệp, nam, 46 tuổi). Bản thân người lao động cũng cho rằng họ cần khoảng 6 tháng mới có thể nắm vững công việc của doanh nghiệp và sau khoảng trên 6 tháng đến 1 năm mới có thể chủ động và sáng tạo trong công việc được giao.
Chúng ta đã biết hàng năm hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế ra trường nhưng việc tuyển dụng họ vào doanh nghiệp không phải dễ dàng.
Bảng 3.6: Mức độ khó khăn khi tuyển dụng lao động
Tần suất % % cộng dồn
Khó 46 30,7 30,7
Tương đối 82 54,7 85,3
Dễ 22 14,7 100,0
Tổng cộng 150 100,0
Kết quả khảo sát trình bày trong bảng 3.6 cho thấy có đến 85,3% người sử dụng lao động cho rằng khó khăn trong việc tuyển dụng lao động tốt nghiệp đại học ngành kinh tế. Kết quả này trùng với kết quả đánh giá nhanh về lao động việc làm sáu tháng đầu năm 2006 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Các doanh nghiệp hiện chưa tuyển dụng đủ lao động theo nhu cầu:
Phân tích tình hình tuyển dụng lao động theo từng ngành nghềđào tạo cho thấy trên thực tế có nhiều ngành đào tạo có nhu cầu tuyển dụng khá lớn trong năm 2006, song kết quả tuyển dụng trong 6 tháng đầu năm vẫn thấp. Đối với bậc đại học có thể ví dụ:
Lao động cần tuyển Lao động tốt nghiệp ngành kinh tế cần tuyển Ngành nghề của doanh nghiệp Cần tuyển Tuyển được Cần tuyển Tuyển được In ấn và xuất bản 62 19 10 2 Chế biến hàng dệt may 48 12 9 3 Kỹ thuật cơ khí 74 21 16 5 Xuất nhập khẩu 108 32 15 6 Thuỷ sản 177 46 20 6 Tin học ứng dụng 211 10 5 1
Nguồn: Kết quảđiều tra về: “Tình hình tuyển dụng lao động 6 tháng đầu năm 2006 và nhu cầu tuyển dụng ở một số năm tiếp theo của các doanh nghiệp được điều tra”, Bộ LĐ
Tuy rằng rất khó khăn trong việc tuyển dụng lao động tốt nghiệp đại học ngành kinh tế nhưng các doanh nghiệp được khảo sát lại khá hài lòng với những sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế mà họ tuyển dụng được. Kết quả khảo sát cho thấy 33,4% doanh nghiệp hài lòng với những sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế mà họ đã tuyển dụng và chỉ có 66,6 % doanh nghiệp cảm thấy hài lòng ở mức độ vừa phải và không hài lòng. Thống kê kiểm định Chi-square cho thấy không có mối quan hệ nào giữa loại hình doanh nghiệp và qui mô doanh nghiệp với việc hài lòng hay không hài lòng với những sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế mà doanh nghiệp đã tuyển dụng, thể hiện ở giá trị Pearson-Chisquare rất lớn (0.762). Tuy nhiên, lại có mối quan hệ giữa ngành nghề kinh doanh với mức độ hài lòng này.
Để kiểm định giả thuyết về mối liên hệ giữa ngành nghề kinh doanh với mức độ hài lòng kết quả tuyển dụng ta đặt giả thuyết H0 rằng không có mối liên hệ giữa hai biến này.
Chi-Square Tests
Value df Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square 20.320(a) 8 .011
Likelihood Ratio 20.127 8 .011
Linear-by-Linear Association 0.131 1 .68
N of Valid Cases 150
a 0 cells (0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 5.3.
Ta đã biết rằng trong kiểm định Chi-square, nếu Sig. (tức giá trị p-value theo cách gọi của SPSS) > α thì ta chấp nhận giả thuyết H0 và ta bác bỏ giả thuyết H0 nếu Sig. < α. Kết quả Chi-Square Test ở trên cho ta giá trị p-value là .011 < 0.05 nên ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 với độ tin cậy 95%. Điều đó có nghĩa là ta có đủ bằng chứng để nói rằng có mối quan hệ giữa ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp với mức độ hài lòng của họ về kết quả tuyển
dụng. Nói cách khác, các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh khác nhau có mức độ hài lòng khác nhau đối với kết quả tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp