Xây dựng bộ công cụ đo lường mức độ đáp ứng với công việc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học, ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005 thông qua ý kiến người sử dụng lao động (Trang 35 - 36)

4. Phạm vi và thời gian nghiên cứ u

2.1. Xây dựng bộ công cụ đo lường mức độ đáp ứng với công việc

Bảng hỏi và gợi ý phỏng vấn sâu là hai công cụ được thiết kể để đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế. Như đã được đề cập đến trong phần mở đầu, nghiên cứu này sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để tiếp cận vấn đề nghiên cứu và thu thập thông tin. Vì vậy, gợi ý phỏng vấn sâu được sử dụng để thu thập thông tin định tính bằng việc phỏng vấn với người sử dụng lao động và người lao động. Hai Bảng hỏi được thiết kế dành cho người sử dụng lao động và người lao động tốt nghiệp đại học ngành kinh tế đang làm việc tại doanh nghiệp. Bảng hỏi được sử dụng như là công cụ thu thập thông tin định lượng.

Kết quả phân tích, tổng hợp các nghiên cứu và bài bình luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu là tham khảo quan trọng để thiết kế nên nội dung của bảng hỏi và gợi ý phỏng vấn sâu. Đặc biệt các quan điểm khác nhau về thành tố của năng lực của người lao động là cơ sở để hình thành nên các tiêu chí đo lường mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế. Căn cứ trên mục tiêu và nội dung nghiên cứu, nội dung của bảng hỏi dành cho người sử dụng lao động bao gồm các phần sau:

- Thông tin chung về người cung cấp thông tin: tuổi, giới tính, trình độ, vị trí, số năm làm công tác quản lý

- Thông tin chung về doanh nghiệp: loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, thời gian thành lập và số lượng nhân viên.

- Tình hình tuyển dụng và vị trí làm việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế trong các doanh nghiệp Hà Nội

- Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế.

- Giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế.

Hướng dẫn phỏng vấn sâu cũng có nội dung tương tự như nội dung của bảng hỏi. Tuy nhiên, tập trung nhiều hơn vào các tiêu chí mà các doanh nghiệp hiện đang sử dụng đểđánh giá năng lực, đánh giá mức độđáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế và đặc biệt là các giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học. Phỏng vấn sâu được sử dụng nhằm khai thác sâu hơn, lý giải vấn đề căn kẽ hơn, vốn không thể có được từ khảo sát bằng bảng hỏi. Kết quả phỏng vấn sâu là những gợi ý hữu ích để hình thành nên các câu hỏi cụ thể trong bảng hỏi. Cả bảng hỏi và gợi ý phỏng vấn sâu đều được điều chỉnh sau khi khảo sát thử ở một vài doanh nghiệp. Bảng hỏi hoàn thiện được sử dụng cho cuộc khảo sát chính thức tại 150 doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học, ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005 thông qua ý kiến người sử dụng lao động (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)