Cách tiếp cận đánh giá sản phẩm giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học, ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005 thông qua ý kiến người sử dụng lao động (Trang 28 - 32)

4. Phạm vi và thời gian nghiên cứ u

1.2.4. Cách tiếp cận đánh giá sản phẩm giáo dục đại học

Sinh viên tốt nghiệp đại học chính là những sản phẩm của giáo dục đại học được "lưu hành" trong xã hội. Sản phẩm của giáo dục đại học rất đặc biệt, đó là Con người, là Nhân lực hiện đại. Việc đánh giá chất lượng của loại sản phẩm đặc biệt này không dễ, bởi có những yếu tố thấy kết quả ngay nhưng cũng không ít điều cần thời gian kiểm nghiệm, thử thách. Không thể chỉ đo chất lượng giáo dục đại học thông qua số lượng sinh viên tốt nghiệp, số sinh viên đi làm hay thất nghiệp sau khi tốt nghiệp, mặc dù đây cũng là những chỉ số của chất lượng, mà còn phải đo lường thông qua mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên khi ra trường, mức độ hài lòng của người chủ cơ sở sử dụng lao động. Cũng có những ý kiến cho rằng, có thể thiết kế những kỳ thi để đánh giá năng lực chung của người học, nhưng thực tế, mỗi kỳ thi đó chỉ có thể dùng để đánh giá trong từng lĩnh vực (ví dụ: kinh tế), và khó có thể có một kỳ thi dùng chung cho các lĩnh vực rất khác nhau như giữa xã hội-nhân

văn và kỹ thuật. Hơn nữa, các kỳ thi đánh giá năng lực chung sẽ làm cho nhà trường ít chú ý đến đào tạo chuyên môn, trái với mục tiêu đào tạo chuyên môn hoá của giáo dục đại học. Trên thế giới, tuỳ theo từng mô hình giáo dục đại học của từng nước mà áp dụng các phương thức đánh giá chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục khác nhau. Cách tiếp cận đánh giá chất lượng giáo dục đại học thông qua đánh giá sản phẩm (outcome assessment) được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng bởi tính chất đặc biệt của sản phẩm giáo dục đại học.

Đánh giá sản phẩm giáo dục đại học được sử dụng rộng rãi trong giáo dục đại học ở Hoa Kỳ, ở các nước Bắc Mỹ và châu Âu. Đánh giá sản phẩm

giáo dục đại học được thực hiện thông qua bộ chỉ số thực hiện. Khác với bộ tiêu chuẩn kiểm định, bộ chỉ số thực hiện chủ yếu bao gồm các yếu tố định lượng, có thể thu thập qua công tác thống kê. Các yếu tố định tính (như thái độ, sự hài lòng) sẽ được đo đếm bằng các phương pháp định lượng (điều tra, quan sát). Bộ chỉ số thực hiện cho phép giám sát chất lượng giáo dục đại học hàng năm, không quá tốn nhiều thời gian và phức tạp như đánh giá đồng nghiệp, có thể thực hiện đồng loạt trên qui mô cả nước. Với những thuật toán hiện đại như mô hình Rasch, phân tích yếu tố (factor analysis), mô hình cấu trúc (structural modeling), phân tích phân tầng (multi-level analysis), các số liệu thu được bằng bộ chỉ số thực hiện sẽ được xử lý và đưa ra những nhận định bổ ích cho công tác quản lý chất lượng giáo dục đại học.

Ở Việt Nam, sau một thời gian nghiên cứu và thảo luận, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất đưa ra bộ chỉ số thực hiện giáo dục đại học Việt Nam gồm 3 phần với 20 tiêu chí, mỗi tiêu chí có một số chỉ số có thể đo lường được. Về thực chất, hệ thống các chỉ số thực hiện bao phủ hầu hết các hoạt động của trường đại học, mục đích của nó là để đánh giá hoạt động của trường một cách toàn diện. Một số ý kiến cho rằng trong các bộ chỉ số này, có

những chỉ số là trọng tâm để đánh giá chất lượng, nhưng có những chỉ số chỉ dùng để tham khảo. Điều đó có nghĩa là trong một môi trường đa tiêu chuẩn, không phải mọi tiêu chuẩn đều có giá trị ngang nhau. Các tiêu chuẩn đều có trọng số của nó trong bảng giá trị. Tuy nhiên, trong thực tế và cả lý thuyết, việc phân định rạch ròi các trọng số cho từng tiêu chí hay chỉ số thực hiện là rất khó khăn. Mặt khác, tuỳ theo loại hình trường đại học, quy mô, thời gian, kinh phí và mục tiêu đánh giá mà việc đánh giá có hể áp dụng theo các trọng số khác nhau. Và như vậy, rõ ràng vẫn có những chỉ số trọng tâm và những chỉ số tham khảo thêm.

Sản phẩm của giáo dục đại học được thể hiện cụ thể ở tiêu chí "Chất lượng sinh viên tốt nghiệp". Tiêu chí này bao gồm 12 chỉ số cụ thể như sau:

HỆ THỐNG CHỈ SỐ THỰC HIỆN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Tiêu chí thứ 3: Chất lượng sinh viên tốt nghiệp: Gồm 12 chỉ số cụ thể là: 3.1. Kết quả tốt nghiệp của sinh viên (điểm tốt nghiệp, phân loại tốt nghiệp)

3.2. Hiệu quảđào tạo (tỷ lệ tốt nghiệp so với số sinh viên năm cuối, tỷ lệ tốt nghiệp so với số sinh viên nhập học từ năm thứ nhất, tỷ lệ tốt nghiệp đúng thời hạn, thời gian hoàn thành khoá học)

3.3. Phẩm chất chính trịđạo đức của sinh viên tốt nghiệp

3.4. Năng lực chung của sinh viên tốt nghiệp (khả năng tư duy sáng tạo, sự tự tin, kiến thức liên quan, khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng tiếp nhận những tư tưởng mới, tinh thần hợp tác, khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng, khả năng phân tích và đánh giá, biết tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, khả năng tiếp tục học cao hơn)

3.5. Kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp và khả năng giải quyết vấn đề về chuyên môn tương xứng với trình độđược đào tạo

3.6. Sự liên quan giữa đào tạo và việc làm chuyên môn sau khi tốt nghiệp 1 năm, 5 năm và 10 năm

3.7. Thời gian trung bình tìm được việc làm đầu tiên phù hợp với chuyên môn được đào tạo kể từ khi tốt nghiệp.

3.8. Thu nhập bình quân của sinh viên tốt nghiệp sau 1 năm, 5 năm và 10 năm công tác trong ngành được đào tạo.

3.9. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp không có việc làm theo ngành được đào tạo (sau 1 năm, 5 năm)

3.10. Tỷ số sinh viên tốt nghiệp tiếp tục theo học cao hơn: chuyển tiếp sinh, tiếp tục theo học bậc cao hơn sau 1 năm, 5 năm và 10 năm tốt nghiệp

3.11. Mc độ sinh viên tt nghip đáp ng yêu cu s dng ngun nhân lc ca th trường lao động

3.12. Mối quan hệ giữa khả năng đào tạo của trường và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động

(Nguồn: Tham khảo TS. Phạm Xuân Thanh, Kỷ yếu hội thảo “Đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học”, 2005)

Chỉ số cụ thể "Mức độ sinh viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực của thị trường lao động" chính là đối tượng nghiên cứu của luận văn. Chỉ số này sẽ được đo lường bằng tần suất và tần số ý kiến đánh giá của người sử dụng lao động về mức độ phù hợp về năng lực của người tốt nghiệp với yêu cầu công việc đòi hỏi. Đồng thời, chỉ số này cũng có thể đo lường bằng tần xuất và tần số ý kiến tự đánh giá của sinh viên sau khi ra trường có việc làm đúng ngành nghềđược đào tạo.

Cần phân biệt giữa bộ chỉ số thực hiện và bộ tiêu chuẩn kiểm định. Bộ tiêu chuẩn kiểm định trường đại học là công cụ đánh giá theo chuẩn mực, còn bộ chỉ số thực hiện là công cụ để theo dõi kết quảđạt được và có thể xếp hạng hơn kém giữa các trường đại học. Kết hợp với các chuẩn mực trong bộ tiêu chuẩn kiểm định trường đại học, các dữ liệu thu được bằng bộ chỉ số thực hiện sẽ được lý giải đầy đủ hơn. Ngược lại, các dữ liệu thu được bằng bộ chỉ số thực hiện sẽ giúp khẳng định tính hợp lý của các chuẩn mực trong bộ tiêu

chuẩn kiểm định chất lượng. Tuy nhiên, đánh giá chất lượng giáo dục đại học bằng bộ chỉ số thực hiện còn bị phê phán là các con số đơn điệu không phản ánh đầy đủ bản chất của giáo dục đại học. Phương pháp nào cũng có hai mặt của nó. Việc sử dụng kết hợp cả hai phương pháp sẽ khắc phục được nhược điểm của chúng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học, ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005 thông qua ý kiến người sử dụng lao động (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)