Một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học, ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005 thông qua ý kiến người sử dụng lao động (Trang 53 - 57)

4. Phạm vi và thời gian nghiên cứ u

3.1.Một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp

Hà nội là một trong hai thành phố lớn nên cũng là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp nhất trong cả nước. Với số lượng trên 21 nghìn doanh nghiệp (cho đến thời điểm hiện nay, con số doanh nghiệp còn lớn hơn nhiều), mẫu khảo sát 150 doanh nghiệp được coi là một mẫu nhỏ. Tuy nhiên, 150 doanh nghiệp đã khảo sát cũng thuộc nhiều loại hình và qui mô khác nhau, đủ để phác hoạ được bối cảnh tổng thể mà các sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đang làm việc.

Các đặc trưng mô tả về doanh nghiệp bao gồm: loại hình, ngành nghề kinh doanh, qui mô lao động và thời gian hoạt động.

- Về loại hình: các doanh nghiệp chia làm sáu loại hình cơ bản: 1/ Nhà nước (chiếm 14,7%), tập thể (chiếm 4,7%), TNHH (chiếm 32,7%), cổ phần (28,7%), liên doanh (chiếm 10,0%) và 100% vốn nước ngoài (chiếm 9,3). Mặc dù lấy tiêu chí qui mô làm tiêu chí chính để chọn mẫu song mẫu khảo sát cũng đã bao gồm được đại diện của các loại hình doanh nghiệp có trong thực tế.

- Về ngành nghề kinh doanh: Các doanh nghiệp thuộc mẫu khảo sát có ngành nghề kinh doanh khá đa dạng, được trình bày trong bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1: Doanh nghiệp phân theo ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề Tần suất % % cộng dồn

Nông nghiệp và lâm nghiệp 12 8,0 8,0

Thuỷ sản 14 9,3 17,3

Công nghiệp chế biến 15 10,0 27,3

Công nghiệp dệt may 6 4,0 31,3

Sản xuất, phân phối điện, khí và nước 12 8,0 39,3

Xây dựng 16 10,7 50,0

Thương nghiệp 17 11,3 61,3

Khách sạn, nhà hàng 18 12,0 73,3

Tài chính, tín dụng 19 12,7 86,0

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 21 14,0 100,0

Tổng cộng 150 100,0

Theo bảng 3.1, nhiều nhất trong mẫu khảo sát là doanh nghiệp về vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc (chiếm 14%), ít nhất là doanh nghiệp thuộc ngành dệt may (chiếm 4%), các doanh nghiệp còn lại chiếm tỷ lệ gần bằng nhau (xấp xỉ 10%).

- Về qui mô lao động: Nghiên cứu phân chia qui mô doanh nghiệp dựa trên cách phân chia của tổng cục thống kê. Theo đó, qui mô lao động của các doanh nghiệp được chia ra làm 5 mức như trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Doanh nghiệp phân theo qui mô lao động

Ngành nghề Tần suất % % cộng dồn Dưới 10 người 94 62,7 62,7 10 - 49 người 42 28,0 90,7 50 -199 người 10 6,7 97,3 200 - 299 người 2 1,3 98,7 300 - 499 người 2 1,3 100,0 Tổng cộng 150 100,0

Bảng 3.2 cho thấy nhiều nhất là doanh nghiệp có qui mô dưới 10 người (chiếm hơn 50% số doanh nghiệp được khảo sát), tiếp đến là doanh nghiệp có qui mô 10 - 49 người (chiếm 37,3%), ít nhất là các doanh nghiệp có qui mô trên 200 người.

- Về thời gian hoạt động: Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động khá xa nhau. Thành lập sớm nhất là doanh nghiệp thành lập năm 1978 (tức là hoạt động được 30 năm tính đến thời điểm khảo sát) và thành lập muộn nhất là năm 2004 (tức là hoạt động được 4 năm tính đến thời điểm khảo sát). Số năm hoạt động trung bình của các doanh nghiệp là 14 năm.

Về người cung cấp thông tin cho cuộc khảo sát: thành công lớn của việc tổ chức khảo sát là đã nhận được sự hợp tác nhiệt tình của lãnh đạo các doanh nghiệp. Phần lớn những người tham gia trả lời bảng hỏi đều là giám đốc (chiếm tới 46,7% số người được hỏi) và phó giám đốc (chiếm 47,3%), chỉ có 6% người được hỏi giữ chức vụ trưởng phòng nhân sự. Tuy rằng việc hẹn gặp được những lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp khiến cho cuộc khảo sát bị kéo dài nhưng những thông tin thu được lại có giá trị cao và có tính đại diện cho doanh nghiệp nhiều hơn cả.

Một điều ngạc nhiên là những người quản lý của doanh nghiệp phần lớn là nam giới (chiếm tới 66,7% người được khảo sát), nữ cán bộ quản lý doanh nghiệp chỉ chiếm 33,3% người được hỏi.

Bảng 3.3: Thông tin chung về người được hỏi Tuổi Trình độ học vấn cao nhất Số năm làm công tác quản lý N Valid 150 150 150 Missing 0 0 0 Mean 46,25 3,15 7,61 Median 47,00 3,00 8,00 Mode 51 3 9 Range 29 2 18 Minimum 31 2 1 Maximum 60 4 19

Bảng 3.3 trình bày một số thông tin về người được hỏi thông qua một số đại lượng thống kê mô tả như số trung bình, số trung vị, khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất. Theo đó, tuổi trung bình của người sử dụng lao động được khảo sát là 46 tuổi, trong đó, trẻ nhất là 29 tuổi và nhiều tuổi nhất là 60 tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi hay gặp nhất lại là 51 tuổi.

Độ tuổi trung bình khá cao song thâm niên trong công tác quản lý nhân sự lại chỉ dưới 10 năm. Trung bình là 7,6 năm làm công tác quản lý. Người có nhiều năm kinh nghiệm quản lý nhất là 19 năm và ít nhất là người chỉ có 1 năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, 8 là số năm làm công tác quản lý được lặp lại nhiều hơn cả.

Trình độ học vấn của người sử dụng lao động được chia làm bốn mức từ trung cấp (gán giá trị 1 như trình bày trong bảng 3) cho đến sau đại học (gán giá trị 4). Tuy nhiên, tập trung nhiều hơn cả là những người có trình độ đại học (chiếm tới 78% người được hỏi). Số người có trình độ sau đại học cũng nhiều, chiếm 7,8% người được hỏi, cao hơn cả số người có trình độ cao đẳng (chiếm 3,3%).

Thông tin cơ bản về doanh nghiệp và về người cung cấp thông tin (người sử dụng lao động) được coi là những biến độc lập khi phân tích để tìm ra sự khác biệt trong tương quan giữa các biến độc lập với các nội dung

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học, ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005 thông qua ý kiến người sử dụng lao động (Trang 53 - 57)