Giảm thiể uô nhiễm bụi và khí thải khuếch tán từ quá trình xây dựng

Một phần của tài liệu DTM xây dựng cầu vượt ngã tư Thủ Đức- ĐHNL HCM (Trang 36 - 41)

c) Tác động do tiếng ồn, độ rung:

4.1.1.1Giảm thiể uô nhiễm bụi và khí thải khuếch tán từ quá trình xây dựng

Khu Quản lý giao thông đô thị số 02 làm Chủ đầu tư với sự tư vấn của Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường và Biển - RES. Với kinh nghiệm nhiều năm lập báo cáo ĐTM, RES đã đánh giá đầy đủ và có đủ độ tin cậy cần thiết về các tác động của dự án và đề xuất được các giải pháp khả thi để hạn chế các tác động có hại.

CHƯƠNG IV

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu tác động, các rủi ro về sự cố môi trường trong quá trình chuẩn bị và triển khai dự án được trình bày cụ thể như sau:

4.1 Đối với các tác động tiêu cực

4.1.1 Các biện pháp khống chế ô nhiễm trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục và cơ sở hạ tầng: các hạng mục và cơ sở hạ tầng:

4.1.1.1 Giảm thiểu ô nhiễm bụi và khí thải khuếch tán từ quá trình xây dựng dựng

• Để giảm thiểu tác động do bụi từ quá trình xây dựng và khí thải từ phương tiện vận chuyển,chủ đầu tư đã yêu cầu nhà thầu xây dựng thực hiện các biện pháp giảm thiểu và các biện pháp này sẽ tiếp tục được thực hiện trong suốt thời gian thi công còn lại của dự án.Các biện pháp như sau:

- Tất cả xe vận tải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng Kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường mới được phép hoạt động phục vụ cho công tác triển khai thực hiện dự án.

- Tất cả các máy móc, thiết bị và phương tiện vận chuyển sẽ được bảo dưỡng thường xuyên để giảm thiểu sự phát sinh bụi và khí thải.

- Các xe chở vật liệu xây dựng phải có tấm bạt che phủ khi vận chuyển.

- Các xe vận chuyển đất thải và xe bê tông trước khi ra khỏi công trường phải được vệ sinh sạch sẽ. Đất thì phải được đổ vào đúng nơi quy định của thành phố.

- Vật liệu xây dựng đưa đến công trình theo tiến độ cung ứng, tránh việc tồn lưu vật liệu quá nhiều.

- Khi bốc dỡ nguyên vật liệu sẽ trang bị bảo hộ lao động để hạn chế bụi ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân.

- Không được phép đốt vật liệu hay chất thải tại khu vực Dự án.

- Tưới nước tại khu vưc thi công xây dựng vào các ngày nắng để hạn chế sự khuếch tán bụi do gió vào không khí.

- Bố trí thời gian vận chuyển hợp lý để tránh ách tắc giao thông và ảnh hưởng lối đi lại của người dân.

- Để đảm bảo sức khỏe và giờ nghỉ của công nhân và người dân khu vực quanh dự án, chủ dự án sẽ bố trí các hoạt động của các phương tiện thi công một cách phù hợp, không gây ồn ào vào giờ ăn và giờ nghỉ.

- Các biện pháp được áp dụng trên sẽ giảm thiểu được từ 39 – 75% so với khi không áp dụng biện pháp giảm thiểu nào (EL Dorado Country APCD – CEQA Guide, 2002).

4.1.1.2 Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn nên áp dụng trong giai đoạn xây dựng

• Các biện pháp này thực tế áp dụng cho một số các dự án xây dựng đường cũng như các dự án khác tại Việt Nam và trên thế giới chứng tỏ hiệu quả mang lại rất cao và đáng tin cậy, ngoài ra các biện pháp này được tham khảo từ tài liệu khác nhau (E.Thalheimer, 2000, U.S.Department of Transportation, 2006), cụ thể:

Về phương tiện máy móc và thiết bị thi công:

- Tất cả các phương tiện vận chuyển máy móc thiết bị phục vụ dự án phải đạt TCVN về an toàn kĩ thuật môi trường.

- Ưu tiên sử dụng các máy móc thiết bị thi công có thiết bị chống ồn và chống rung.

- Các máy móc và thiết bị thi công phải được bảo trì thường xuyên để đảm bảo tình trạng hoạt dộng tốt.

 Thiết kế và bố trí thi công:

- Bố trí thời gian thi công phải hợp lý, tránh tình trạng bố trí các phương tiện, máy móc và thiết bị thi công gần nhau hoặc hoạt động trong cùng một lúc.

- Bố trí các vị trí thích hợp cho các thiết bị, máy móc thi công nhằm hạn chế tối đa tác động đến khu vực xung quanh, vị trí đặt máy móc thi công phải cách các công trình hiện hữu tối thiểu 15m và các trang thiết bị khác nhau phải lớn hơn 5m.

- Các máy móc và thiết bị thi công không sử dụng liên tục thì phải tắt ngay sau khi không sử dụng hoặc giảm cường độ hoạt động tới mức tối thiểu có thể hạn chế tiếng ồn và tiế kiệm nhiên liệu.

- Trong trường hợp cần thiết, lắp đặt rào / tường chắn tại một số vị trí cần thiết là một biện pháp khá hiệu quả nhằm ngăn cản sự lan truyền và tác động của tiếng ồn, đặc biệt là che chắn các phương tiện thi công gây ra độ ồn lớn. Rào tường chắn độ cao 3-4m làm bằng thép hoặc bê tông hoặc nhựa gia cố thủy tinh hoặc gỗ dày có tác dụng làm giảm cường độ ồn đến khoảng 10 – 22 dBA.

- Chọn phương pháp thi công hợp lý cho công việc, từng khu vực cụ thể đặc biệt là sử dụng phương pháp đóng cọc hay khoan cọc nhồi.

- Không sử dụng loa phát thanh có dung lượng lớn hoặc còi hú tạo ra âm thanh lớn tại công trường, nhất là tại khu vực dông dân cư và vào giờ cao điểm.

- Tất cả các xe vận chuyển vật liệu xây dựng sẽ được quản lý tốt khi di chuyển trong dự án nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh và ảnh hưởng của tiếng ồn.

- Trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân khi cần thiết ( tùy theo nội dung công việc cụ thể ).

- Tiến hành quan trắc tiếng ồn tại các khu vực thi công để kịp thời thực hiện các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu thích hợp.

4.1.1.3 Giảm thiểu tác động do rung:

• Về phương tiện, máy móc và thiết bị thi công:

- Tất cả các phương tiện vận chuyển và máy móc thiết bị phuc vụ dự án phải đạt TCVN về an toàn kỹ thuật và môi trường.

- Ưu tiên sử dụng các máy móc và thiết bị thi công có thiết bị chống ồn và chống rung.

- Các máy móc và thiết bị thi công phải được bảo trì thường xuyên để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt.

• Thiết kế và bố trí thi công:

- Bố trí thời gian thi công phải hợp lý, và tránh tình trạng bố trí các phương tiện, máy móc và thiết bị thi công gần nhau hoặc hoạt động trog cùng một lúc. Không hoặc hạn chế tối đa việc thi công vào ban đêm, nhất là các khu vực đông dân và có các đối tượng nhạy cảm với tiếng rung.

- Bố trí các vị trí thích hợp cho các thiết bị máy móc thi công nhằm hạn chế tối đa tác động đến khu vực xung quanh.

- Các máy móc và thiết bị thi công không xử dụng liên tục thì phải tắt ngay sau khi không xử dụng hoặc giảm cường độ hoạt động tới mức tối thiểu có thể để hạn chế tiếng ồn, rung và tiết kiệm nhiên liệu tới mức có thể.

• Để giảm thiểu tác động do chất thải sinh hoạt trong quá trình thi công. Chủ đầu tư sẽ yêu cầu nhà thầu xây dựng thực hiện các biện pháp sau đây:

- Quy định cụ thể vị trí khu vực vệ sinh, bãi rác... tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường do lượng công nhân xây dựng thải ra.

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực dự án sẽ được thu gom và lưu trữ trong các thùng chứa thích hợp trong khu vực dự án. Chủ đầu tư sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng hàng ngày thu gom và vận chuyển đem xử lý.

- Trang bị đủ các nhà vệ sinh di động phục vụ cho nhu cầu vệ sinh cá nhân của công nhân xây dựng tại dự án. Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án, trang bị từ hai đến ba nhà vệ sinh tại khu vực dự án. Các nhà vệ sinh di động này sẽ được định kì thuê xe hút bỏ chất thải và được dẹp bỏ khi kết thúc giai đoạn xây dựng.

4.1.1.5 Giảm thiểu tác động do chất thải xây dựng:

• Trong quá trình xây dựng án, có thể thải ra các loại chất rắn bao gồm xà bần, gỗ cotpha phế thải, rác sinh hoạt. Các loại chất thải này được xử lý như sau:

- Phải thu gom rác hàng ngày hoặc hàng tuần,tập trung vào một chỗ tránh để bừa bãi sau đó thiêu hủy hoặc chôn lấp tại khu vực.

- San lấp những chỗ trũng hoặc mặt bằng các loại chất thải rắn vô cơ như xà bần (gạch vỡ, bê tông).

- Các chất thải có thể tái sinh hoặc tái sử dụng như sắt vụn, bao nilon, gỗ,..sẽ được bán cho các đơn vị thu mua phế liệu

- Phần chất thải sẽ được hợp đồng đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển đem đi xử lí theo các quy định hiện hành.

- Có đội vệ sinh chuyên trách chịu trách nhệm làm vệ sinh khu vực cổng công trường và khu vực đường phố nơi công trường thi công.

4.1.1.6.Giảm thiểu ô nhiễm do dầu mỡ thải:

• Để giảm thiểu ô nhiễm do dầu mỡ thải, nhà thầu sẽ thực hiện các biện pháp sau đây:

- Giảm thiểu tối đa việc sửa xe, máy móc công trình tại khu vực dự án. Khu vực bảo dưỡng sẽ được công bố trí trạm trước và có hệ thống thu gom dầu mỡ thải từ quá trình bảo dưỡng, duy tu thiết bị thi công cơ giới.

- Dầu mỡ thải phát sinh tại khu vực dự án không đực chôn lấp, chúng sẽ được thu gom vào trong các thùng chứa thích hợp được đặt trong khu vực dự án.

- Khu vực dự án trong giai đoạn thi công xây dựng sẽ được trang bị từ 2-3 thùng chứa dầu mỡ thải loại 100 lít.

- Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại để xử lý tuân thủ Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT và Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT

Một phần của tài liệu DTM xây dựng cầu vượt ngã tư Thủ Đức- ĐHNL HCM (Trang 36 - 41)