Mạng truy cập

Một phần của tài liệu nghiên cứu hệ thống LTE và LTE advance (Trang 58 - 59)

2) Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:

2.2.2 Mạng truy cập

E-UTRAN là một cấu trúc phẳng. Các eNodeB kết nối với nhau thông qua các đƣờng giao tiếp X2, và kết nối với EPC bằng đƣờng giao tiếp S1.

Mạng truy cập của LTE, E-UTRAN, đơn giản bao gồm một mạng lƣới các eNodeB nhƣ hình 2.7.

Các trạm cơ sở giờ đây còn chịu trách nhiệm thực hiện các cuộc chuyển giao cho các UE tích cực. Vì mục đích này, giờ đây các eNodeB có thể liên lạc trực tiếp với nhau thông qua các đƣờng giao tiếp X2. Các đƣờng giao tiếp này đƣợc dùng để chuẩn bị những cuộc chuyển giao và cũng có thể đƣợc dùng để gửi chuyển tiếp dữ liệu ngƣời dùng (các gói IP) từ mạng cơ sở hiện tại sang mạng cơ sở mới để giảm thiểu dữ liệu ngƣời dùng thất thoát trong quá trình chuyển giao. Bởi lẽ các đƣờng giao tiếp X2 không bắt buộc phải có, nên các trạm cơ sở cũng có khả năng liên lạc với nhau thông qua Gateway truy cập để chuẩn bị các cuộc chuyển giao. Tuy nhiên trong trƣờng hợp này, dữ liệu ngƣời dùng không đƣợc chuyển tiếp trong quá trình chuyển giao. Điều đó nghĩa là một số dữ liệu đã đƣợc mạng gửi đi tới trạm cơ sở hiện tại có thể thất thoát, bởi vì sau khi một quyết định chuyển giao đƣợc thực hiện, nó phải đƣợc thi hành càng nhanh càng tốt trƣớc khi đƣờng truyền vô tuyến mất đi. Không giống trong UMTS, các mạng vô tuyến LTE chỉ thực hiện các cuộc chuyển giao cứng, tức là vào mỗi thời điểm chỉ có một cell liên lạc với UE.

Đƣờng giao tiếp nối các eNodeB với các nút gateway giữa mạng vô tuyến và mạng lõi là đƣờng S1. Nó hoàn toàn dựa trên giao thức IP, nên không biết gì về công nghệ vận chuyển tầng thấp cả. Đây là một khác biệt lớn với UMTS. Trong UMTS, các đƣờng giao tiếp giữa các NodeB, các RNC và SGSN nhất thiết dựa trên giao thức ATM dành cho các tầng thấp. Giữa RNC và NodeB, IP không hề đƣợc dùng cho việc gửi chuyển tiếp các gói. Tuy cho phép đồng bộ hóa dễ hơn giữa các nút, song việc cần phải sử dụng ATM để vận chuyển dữ liệu trên các tầng thấp khiến kết cấu không linh hoạt và phức tạp. Trong những năm gần đây, tình hình này càng tệ hơn do nhu cầu thông lƣợng tăng cao không còn phù hợp với những đƣờng truyền

để cũng dùng IP làm một giao thức vận chuyển giữa mạng lõi và trạm cơ sở. Nhƣng LTE thì ngay lúc bắt đầu đã hoàn toàn dựa trên vận chuyển IP trên mạng vô tuyến. Các trạm cơ sở đƣợc trang bị những cổng Ethernet 100 Mbit/s hoặc 1Gbit/s quen thuộc trong thế giới PC, hoặc các cổng cáp quang Gigabit Ethernet.

Giao thức giữa các eNodeB và UE là giao thức lớp truy cập AS (Access Stratum). E-UTRAN chịu trách nhiệm về các chức năng liên quan đến vô tuyến, gồm có :  Quản lí nguồn tài nguyên vô tuyến.

 Nén Header.  Bảo mật.

 Kết nối với EPC.

Về phƣơng diện mạng, mỗi EnodeB sẽ quản lí một số lƣợng cell nhất định. Khác với 2G hay 3G, LTE tích hợp chức năng bộ điều khiển vô tuyến trong eNodeB. Điều này cho phép sự tƣơng tác thích hợp giữa những lớp giao thức khác nhau của mạng truy cập vô tuyến, vì vậy có thể giảm trễ và cải thiện hiệu suất. Việc điều khiển phân phối sẽ tránh đƣợc tình trạng đòi hỏi một bộ điều khiển xử lí chuyên sâu, do đó, sẽ giảm giá thành. Hơn nữa, khi LTE không hỗ trợ chuyển giao mềm thì không cần chức năng liên kết dữ liệu tập trung trong mạng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hệ thống LTE và LTE advance (Trang 58 - 59)