2) Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
2.1.3.3 Các vấn đề liên quan đến việc triển khai
Các yêu cầu liên quan đến việc triển khai bao gồm các kịch bản triển khai, độ linh hoạt phổ, trải phổ, sự cùng tồn tại và làm việc với nhau giữa LTE với các công nghệ truy cập vô tuyến khác của 3GPP nhƣ GSM và WCDMA/HSPA.
Những yêu cầu về kịch bản triển khai bao gồm: trƣờng hợp mà hệ thống LTE đƣợc triển khai nhƣ là một hệ thống độc lập và trƣờng hợp mà LTE đƣợc triển khai đồng thời với WCDMA/HSPA hoặc GSM. Do đó mà yêu cầu này sẽ không làm giới hạn các tiêu chuẩn thiết kế.
Vấn đề cùng tồn tại và có thể hoạt động phối hợp với các hệ thống 3GPP khác và những yêu cầu tƣơng ứng đã thiết lập ra những điều kiện về tính linh động giữa LTE và GSM, và giữa LTE và WCDMA/HSPA cho thiết bị đầu cuối di động hỗ trợ những công nghệ này. Bảng 2.4 liệt kê những yêu cầu về sự gián đoạn, đó là, thời gian gián đoạn dài nhất trong liên kết vô tuyến khi phải di chuyển giữa các công nghệ truy nhập vô tuyến khác nhau, bao gồm cả dịch vụ thời gian thực và phi thời gian thực. Có một điều đáng chú ý là những yêu cầu này không đƣợc chặt chẽ cho lắm đối với vấn đề gián đoạn trong chuyển giao và hi vọng khi triển khai thực tế thì sẽ đạt đƣợc những giá trị tốt hơn đáng kể.
Yêu cầu về việc cùng tồn tại và có thể làm việc với nhau cũng xác định việc chuyển đổi lƣu lƣợng multicast từ phƣơng pháp trong LTE thành phƣơng pháp unicast trong cả GSM hoặc WCDMA, mặc dù không có số lƣợng cho trƣớc.
Bảng 2.4 Yêu cầu về thời gian gián đoạn, LTE-GSM và LTE-WCDMA
Độ linh hoạt phổ và việc triển khai
Nền tảng cho những yêu cầu về độ linh hoạt phổ là những điều kiện để LTE có thể đƣợc triển khai trên những băng tần IMT-2000 hiện hành, nghĩa là khả năng cùng tồn tại với các hệ thống đã đƣợc triển khai trên những băng tần này, bao gồm WCDMA/HSPA và GSM. Một phần liên quan đến những yêu cầu LTE về mặt độ linh hoạt phổ là khả năng triển khai việc truy nhập vô tuyến dựa trên LTE cho dù phân bố phổ là theo cặp hay đơn lẻ, nhƣ vậy LTE có thể hỗ trợ cả song công phân chia theo tần số (FDD) và song công phân chia theo thời gian (TDD).
Sơ đồ song công hay việc qui hoạch song công là một thuộc tính của công nghệ truy cập vô tuyến. Tuy vậy, một phân bố phổ cho trƣớc thì cũng đƣợc liên kết với một qui hoạch song công cụ thể. Hệ thống FDD đƣợc triển khai theo một cặp phân bố phổ, với một dải tần cho truyền dẫn đƣờng xuống và một dải tần khác dành cho đƣờng lên. Còn hệ thống TDD thì đƣợc triển khai trong các phân bố đơn lẻ.
Lấy một ví dụ là phổ của IMT-2000 tại tần số 2Ghz, gọi là băng tần lõi IMT-2000. Nhƣ trình bày trong hình 2.3, nó bao gồm cặp băng tần 1920-1980 Mhz và 2110- 2170 Mhz dành cho truy cập vô tuyến dựa trên FDD, và hai băng tần là 1910-1920 Mhz và 2010-2025 Mhz dành cho truy cập vô tuyến TDD. Chú ý là có thể vì những
qui định của địa phƣơng và vùng mà việc sử dụng phổ của IMT-2000 có thể khác so với những gì đƣợc trình bày ở đây.
Hình 2.3 Phân bố phổ băng tần lõi tại 2 Ghz của nguyên bản IMT-2000
Cặp phân bố cho FDD trong hình 2.3 là 2x60 Mhz, nhƣng phổ khả dụng cho một nhà khai thác mạng đơn lẻ có thể chỉ là 2x20 Mhz hoặc thậm chí là 2x10 Mhz. Trong những băng tần khác phổ khả dụng có thể còn ít hơn nữa. Ngoài ra, sự dịch chuyển của phổ đang đƣợc sử dụng cho những công nghệ truy cập vô tuyến khác cần phải diễn ra một cách từ từ để chắc chắn rằng lƣợng phổ còn lại phải đủ để hỗ trợ cho những ngƣời dùng hiện tại. Vì vậy, lƣợng phổ ban đầu đƣợc dịch chuyển tới LTE có thể tƣơng đối nhỏ, nhƣng sau đó có thể tăng lên từ từ, đƣợc thể hiện trong hình 2.4. Sự khác nhau của những diễn tiến phổ có thể xảy ra sẽ dẫn đến một yêu cầu về độ linh hoạt phổ cho LTE dƣới dạng băng thông truyền dẫn đƣợc hỗ trợ.
Hình 2.4 Một ví dụ về cách thức LTE thâm nhập từng bước vào phân bố phổ của một hệ thống GSM đã được triển khai
Yêu cầu về độ linh hoạt phổ đòi hỏi LTE phải có khả năng mở rộng trong miền tần số và có thể hoạt động trong nhiều băng tần khác nhau. Yêu cầu về độ linh hoạt trong tài liệu tham khảo đƣợc liệt kê thành danh sách các phân bố phổ của LTE (1.25, 1.6, 2.5, 5, 10, 15 và 20 Mhz). Ngoài ra, LTE còn có khả năng hoạt động theo cặp phổ cũng nhƣ là đơn lẻ. LTE cũng có thể triển khai trong nhiều băng tần khác nhau. Những băng tần đƣợc hỗ trợ đƣợc chỉ rõ dựa vào “độc lập phiên bản” (“release independence”), nghĩa là phiên bản đầu tiên của LTE không phải hỗ trợ tất cả các băng tần ngay từ đầu.
Hơn nữa, tài liệu tham khảo cũng xác định về vấn đề cùng tồn tại và lắp đặt chung với GSM và WCDMA trên những tần số lân cận, cũng nhƣ là sự cùng tồn tại giữa những nhà khai thác và hệ thống mạng lân cận trên những quốc gia khác nhau nhƣng sử dụng phổ chồng nhau (overlapping spectrum). Ở đây cũng có một điều kiện là không có hệ thống nào khác đƣợc yêu cầu hợp lệ khi một thiết bị đầu cuối truy cập vào LTE, nghĩa là LTE cần phải có tất cả tín hiệu điều khiển cần thiết đƣợc yêu cầu cho việc kích hoạt truy nhập.