thức chuyên chính vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện và thực hiện ý chí quyền lực của nhân dân, thông qua đó để giai cấp công nhân và chính đảng của mình thực hiện sự lãnh đạo đối với toàn xã hội.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân, được thể hiện tập trung qua hai chức năng chủ yếu của nó, đó là chức năng thống trị giai cấp và chức năng xã hội.
b. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa (nhà nước chuyên chính vô sản) sản)
Mang bản chất của giai cấp công nhân có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Bản chất được thể hiện qua 5 đặc điểm:
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là bộ máy chính trị hành chính 1 cơ quan cưỡng chế, vừa là 1 tổ chức quản lý kinh tế xã hội của nhân dân
lao động. Do đó nó không còn là nhà nước theo nguyên nghĩa mà nó là nhà nước nửa nhà nước.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là thuộc tính của nhà nước xã hội chủ
nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ để thực hiện quyền dân chủ mới: dân chủ xã hội chủ nghĩa trong đó nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là chủ thể của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, là người sang lập ra nhà nước và tham gia vào mọi lĩnh vực hoạt động của nhà nước. Đồng thời mọi hoạt động của nhà nước đều nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân. Với ý nghĩa đó, nhà nước xã hội chủ ngĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn giữ vai trò tích cực sáng tạo, là công cụ để xây dựng xã hội mới, xã hội công bằng, bình đẳng.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa càng phát triển thì chế độ dân chủ càng được hoàn thiện, tính chất xã hội của nó càng được mở rộng.
- Đến 1 giai đoạn lịch sử khi những điều kiện kinh tế xã hội đạt đến mức đủ cơ sở cho sự tồn tại của nhà nước không còn nữa thì nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ tự tiêu vong nhường chỗ cho 1 tổ chức xã hội tự quản dựa trên cơ sở quyền lực của nhân dân rộng rãi.
d. Chức năng:
- Tổ chức xây dựng và quản lý trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội theo pháp luật chính sách, pháp chế xã hội chủ nghĩa và hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
- Thực hiện chuyên chính đối với mọi tội phạm, mọi kẻ thù để bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo về chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời tạo ra những điều kiện cơ bản để mở rộng dân chủ trong nhân dân.
2 chức năng cơ bản này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chức năng này làm điều kiện tiền đề, làm cơ sở cho chức năng kia được thực hiện, vì vậy trong hành động nhận thức và tổ chức thực hiện không nên tuyệt đối hóa hoặc coi nhẹ 2 chức năng cơ bản đó của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong 2 chức năng đó thì chức năng tổ chức xây dựng và quản lý toàn bộ xã hội mới là chức năng cơ bản chủ yếu. Vì chức năng trấn áp tội phạm là cái vốn có của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và việc giành lấy chính quyền nhà nước chỉ là giai đoạn đầu tiên; còn việc tổ chức xây dựng phát triển
lực lượng sản xuất là chức năng chủ yếu của giai đoạn tiếp theo, có như vậy mới thực hiện được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
e. Nhiệm vụ:
- Quản lý kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế.
- Cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. - Quản lý văn hóa xã hội, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, thực hiện đào tạo giáo dục con người phát triển toàn diện.
- Thực hiện chức năng đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ hợp tác đối với các nước trên thế giới.
• Nhiệm vụ cụ thể của nhà nước xã hội chủ nghĩa trên 2 lĩnh vực:
- Lĩnh vực kinh tế: nhanh chóng phát triển mạnh lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và củng cố kỷ luật lao động mới.
- Lĩnh vực xã hội: xây dựng quan hệ xã hội mới, hình thành tổ chức lao động mới. Ngoài ra, nhà nước xã hội chủ nghĩa còn thực hiện chức năng đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ hợp tác đối với các nước trên thế giới.
Câu hỏi: Phân biệt lợi nhuận siêu ngạch công nghiệp và nông nghiệp:
Cơ sở của lợi nhuận siêu ngạch: tăng năng suất lao động cá biệt.
Tư liệu sản xuất trong công nghiệp: trang thiết bị máy móc, nhà xưởng. Khác nhau:
1. – Lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp: thường xuyên hơn, ổn định hơn. Vì cơ sở hình thành lợi nhuận siêu ngạch trong nông
nghiệp là tăng năng suất lao động cá biệt do vị trí, do độ màu mỡ của đất đai quy định. Mà vị trí và độ màu mở của đất đai thì ít thay đổi.
- Lợi nhuận siêu ngạch trong công nghiệp: không thường xuyên và ổn định như trong nông nghiệp. Vì cơ sở của lợi nhuận siêu ngạch trong công nghiệp là tăng năng suất lao động cá biệt do ứng dụng tiến bộ khoa học công nghiệp mơi sớm hơn vào sản xuất.
2. – Lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp: chủ yếu thuộc về địa chủ Lợi nhuận siêu ngạch trong công nghiệp: thuộc về các nhà tư bản.