CNTB đq nnc là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước TS thành 1 thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho CNTB. = > CNTB đq nnc là sự thống nhất của 3 qtrình gắn bó chặt chẽ với nhau:
- Tăng sức mạnh của các tổ chức đ.quyền
- Tăng vai trò can thiệp của nnc TS vào các hoạt động kinh tế
- Kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân và sức mạnh của nhà nước TS trong 1 cơ chế thống nhất.
Trong cơ cấu của CNTB đq nnc: nnc TS là 1 chủ sở hữu.Chủ sở hữu nhà nước bên cạnh chức năng kinh tế còn có chức năng thống trị và các công cụ trấn áp XH như quân đội, cảnh sát, nhà tù….
- Nhà nước TS đã can thiệp trực tiếp vào nền sx XH bằng thuế và luật pháp.
- Nhà nước TS tổ chức và quản lý các XN thuộc khu vực kinh tế nhà nước và điều tiết bằng biện pháp đòn bẩy kinh tế.
Chương 4+5: Chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa
1.Nguyên nhân cuộ c cách mạ ng xã hộ i ch ủ nghĩa:
Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa:
Là 1 cuộc cách mạng xã hội nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa khi những điều kiện vật chất và tinh thần cho sự thay thế đã nảy sinh và phát triển với mức độ tương đối đầy đủ ngay trong lòng chế độ xã hội tư bản.
- Theo nghĩa rộng: Cách mạng xã hội chủ nghĩa là 1 quá trình cải biến
cách mạng toàn diện triệt để lâu dài bao gồm 2 giai đoạn là giành chính quyền thiết lập nền chuyên chính vô sản và cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa. - Theo nghĩa hẹp: cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình giành chính
quyền về tay giai cấp công nhân.
Nguyên nhân của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa:
- Lý luận: Chủ nghĩa Mác Lênin đã khẳng định nguyên nhân sâu xa
của mọi cuộc cách mạng xã hội là do mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời theo quy luật chung của xã hội thì lực lượng sản xuất không ngừng phát triển. Hay nói cách khác lực lượng sản xuất là yếu tố động thường xuyên biến đổi còn quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối ổn định có khuynh hướng lạc hậu hơn với lực lượng sản xuất. Vì vậy lực lượng sản xuất đã phát triển lên 1 trình độ mới làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với lực lượng sản xuất khi dó quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích kìm hãm lực
lượng sản xuất từ đó làm nảy sinh mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đòi hỏi phải tiến hành 1 cuộc cách mạng xã hội để xóa bỏ quan hệ sản xuất đã lỗi thời thay thế 1 quan hệ sản xuất mới mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
- Thực tế: cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa có nguyên nhân sâu xa từ
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng xã hội hóa cao với
quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
+ Biểu hiện trên lĩnh vực kinh tế: mâu thuẫn giữa tính có tổ chức có kế hoạch cho từng doanh nghiệp với tính vô tổ chức trong toàn bộ nền kinh tế do tính cạnh tranh trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa gây ra.
+ Biểu hiện ra bên ngoài xã hội: mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Những mâu thuẫn này chỉ có thể được giải quyết qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc thì mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc hơn, trầm trọng hơn dưới sự chỉ hủy của các tổ chức độc quyền.
Tính tất yếu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ngày càng rõ rệt hơn, trực tiếp hơn.Như vậy, nguyên nhân của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nằm ngay trong phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Vì vậy chừng nào còn sự tồn tại của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thì cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn còn là 1 tất yếu khách quan.