Kiểu gen HCV và nồng độ HCV-RNA trong máu

Một phần của tài liệu LUAN AN VIEM GAN C (Trang 78 - 79)

- Genotype liên quan đến khả năng gây bệnh và đáp ứng điều trị. Nghiên cứu tại Pháp và ý cho thấy những bệnh nhân viêm gan C genotype 1 nhất là subtype 1b có khả năng bị xơ gan và ung th− gan cao hơn những bệnh nhân nhiễm HCV thuộc genotype khác [62] . Theo Davis G. L [39] , trong 15 công trình nghiên cứu điều trị viêm gan C bằng IFN, tỷ lệ đáp ứng tốt với IFN ở bệnh nhân viêm gan C mạn với genotype 1 là 18,1% so với 54,9% ở bệnh nhân nhiễm HCV genotype khác. Theo Lok A. S [56] sự đáp ứng điều trị còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó nồng độ HCV-RNA là yếu tố rất quan trọng. Một số bệnh nhân nhiễm subtype 1b nh−ng nồng độ HCV-RNA thấp thì vẫn đáp ứng tốt với IFN.

Do đó xác định nồng độ HCV-RNA trong máu ở bệnh nhân nhiễm HCV là rất quan trọng cho chẩn đoán và điều trị, giúp các bác sỹ lâm sàng đánh giá tình trạng bệnh và tiên l−ợng điều trị. Có thể nói rằng 2 yếu tố đóng vai trò quan trọng trong chỉ định điều trị và tiên l−ợng đáp ứng điều trị là định l−ợng HCV và kiểu gen của HCV.

- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu kiểu gen HCV và định l−ợng HCV-RNA trong máu ở bệnh nhân chạy TNT chu kỳ có HCV-RNA(+) nhận thấy (Bảng 3.19) và (Biểu đồ 3.13):

Nồng độ HCV-RNA <104 copies/ml máu chiếm tỷ lệ 6,25% (4/64): genotype 1 là 50% và genotype 6 là 50%.

Nồng độ HCV-RNA từ 104 – 106 copies/ml chiếm tỷ lệ 37,50% (24/64): genotype 1 là 41,67%, genotype 6 là 54,16% và đồng nhiễm genotype 1, 2 là 4,17%.

Nồng độ HCV-RNA > 106 copies/ml chiếm tỷ lệ 56,25% (36/64): genotype 1 là 44,44%, genotype 6 là 47,22% và đồng nhiễm genotype 6, 2 là 8,34%.

Nh− vậy trên bệnh nhân chạy TNT chu kỳ tại bệnh viện Bạch Mai chủ yếu gặp nhiễm genotype 6 ngay cả khi với nồng độ virus cao trong máu, tuy nhiên genotype 1 cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trên 40%. Thực tế lâm sàng, điều trị và qua các nghiên cứu cho thấy nhiễm HCV thuộc genotype 1 có đáp ứng điều trị thấp với IFN hơn các genotype khác. Ngoài ra chúng tôi còn nhận thấy rằng bệnh nhân chạy TNT chu kỳ nhiễm HCV có nồng độ virus máu khá cao, với tải l−ợng HCV trong máu là > 106copies/ml chiếm tỷ lệ cao nhất 56,25% (Bảng 3.19).

Qua các kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng, đối với bệnh nhân chạy TNT chu kỳ ngoài việc áp dụng triệt để các biện pháp nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm HCV một cách đáng kể ở các khâu nh− truyền máu hạn chế và an toàn tối đa, khử trùng, tiệt trùng, cách ly tốt tránh lây nhiễm trong quá trình lọc máu, thì việc nghiên cứu đặc điểm nhiễm HCV hay các loại virus khác lây truyền theo đ−ờng máu trong nhóm đối t−ợng này là cần thiết để tiến tới cân nhắc, tiếp cận điều trị có hiệu quả cho bệnh nhân nên cần đ−ợc tiếp tục quan tâm nghiên cứu. Hiện nay genotype ch−a đ−ợc nghiên cứu nhiều trong bệnh phòng và các đối t−ợng thuộc nhóm nguy cơ cao. Đồng thời theo dõi đáp ứng điều trị với IFN của từng genotype cũng là một h−ớng nghiên cứu cần quan tâm.

Một phần của tài liệu LUAN AN VIEM GAN C (Trang 78 - 79)