Nhiễm HCV với tình trạng truyền máu

Một phần của tài liệu LUAN AN VIEM GAN C (Trang 73 - 75)

Cho đến nay vấn đề sản xuất vaccin phòng viêm gan C vẫn còn đang ở giai đoạn nghiên cứu và còn gặp nhiều khó khăn vì HCV có tính biến động di truyền cao, do đó công tác dự phòng nhiễm HCV chủ yếu dựa vào các biện pháp dự phòng không đặc hiệu, nh− phòng tránh các yếu tố nguy cơ. Một số tác giả [26,30] nhận thấy có tới 60 – 70% tr−ờng hợp nhiễm HCV liên quan đến truyền máu hoặc các sản phẩm máu và tiêm chích ma tuý, 30 – 40% tr−ờng hợp không rõ đ−ờng lây. Để tìm hiểu một số nguy cơ nhiễm HCV ở bệnh nhân chạy TNT chu kỳ chúng tôi tiến hành ph−ơng pháp điều tra ngang hồi cứu khai thác tiền sử bệnh nhân trong đó khai thác tiền sử truyền máu, tiêm chích ma tuý, tình dục ... và nhận thấy trong nhóm đối t−ợng này chủ yếu chỉ có tiền sử truyền máu trong quá trình chạy TNT của bệnh nhân.

- Để tìm hiểu nguy cơ nhiễm HCV ở bệnh nhân chạy TNT chu kỳ với tiền sử truyền máu, chúng tôi nghiên cứu tỷ lệ anti – HCV(+) trên bệnh nhân lọc máu chu kỳ có truyền máu và không truyền máu.

- Kết quả ở (Bảng 3.11) và (Biểu đồ 3.8) cho thấy: trong 469 bệnh nhân chạy TNT chu kỳ, có 150 bệnh nhân truyền máu thì có tới 104 bệnh nhân anti– HCV(+) chiếm tỷ lệ 69,33% và 319 tr−ờng hợp không truyền máu chỉ có 45 tr−ờng hợp anti – HCV(+) chiếm tỷ lệ 14,11%. Sự khác biệt tỷ lệ anti–HCV(+) giữa nhóm bệnh nhân truyền máu và không truyền máu có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) và bệnh nhân truyền máu có nguy cơ nhiễm HCV cao gấp 13,77 (OR = 13,77) lần bệnh nhân không truyền máu. Nghiên cứu của Dussol. B và cs năm (1995) [42] công bố: bệnh nhân lọc máu chu kỳ không truyền máu tỷ lệ anti – HCV(+) là 7%, bệnh nhân lọc máu chu kỳ có truyền máu tỷ lệ anti – HCV(+) là 73%. Nh− vậy các công trình nghiên cứu đều kết luận truyền máu có nguy cơ nhiễm HCV cao [41,42,73]. Tuy nhiên ngày nay nhờ kỹ thuật ELISA thế hệ 3 với độ nhạy và độ đặc hiệu cao >98%, giai đoạn cửa sổ giảm xuống còn 4 - 6 tuần [40] đ−ợc áp dụng để phát hiện anti – HCV trong sàng lọc máu ở những ng−ời cho máu đã làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm HCV sau truyền máu [14]. Kỹ thuật này đ−ợc áp dụng ở Việt Nam từ năm 1995 để sàng lọc anti – HCV ở ng−ời cho máu. ở Mỹ, nguy cơ nhiễm HCV sau truyền máu cũng giảm từ 3,84% xuống 0,57% kể từ khi áp dụng kỹ thuật sàng lọc năm 1990 [41] . Còn ở Anh tỷ lệ nhiễm HCV do truyền máu cũng giảm từ 1/520000(1993-1998) xuống còn 1/30 triệu (1999-2000) khi các mẫu máu đ−ợc sàng lọc bằng xét nghiệm xác định HCV-RNA [72]. ở Việt Nam, năm 2002 theo nghiên cứu của Nguyễn Đăng Mạnh, trong 82 bệnh nhân đ−ợc truyền máu thì có 57 bệnh nhân đ−ợc truyền máu có sàng lọc anti – HCV và tỷ lệ anti – HCV(+) là 1,75% còn 25 bệnh nhân truyền máu không sàng lọc thì tỷ lệ anti – HCV(+) là 28% [11] . Điều này lý giải phần nào về sự giảm tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh

nhân chạy TNT trong những năm gần đây so với những năm tr−ớc đó mà chúng tôi đã đề cập ở trên.

Một phần của tài liệu LUAN AN VIEM GAN C (Trang 73 - 75)