Chẩn đoán nhiễm HCV

Một phần của tài liệu LUAN AN VIEM GAN C (Trang 27 - 28)

- Chẩn đoán nhiễm HCV nên chú trọng ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cao, các bệnh nhân có triệu chứng viêm gan sau truyền máu và các sản phẩm của máu, bệnh nhân chạy TNT, bệnh nhân có tiền sử tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục với ng−ời nghi mắc bệnh hoặc phơi nhiễm bơm kim tiêm

với ng−ời có anti-HCV(+), sau khi đã loại trừ các loại viêm gan khác nh− A, B, D, CMV, EBV.

- Chẩn đoán viêm gan C, sớm nhất là kỹ thuật huyết thanh học. Việc nghiên cứu các kỹ thuật huyết thanh học đ−ợc thực hiện từ năm 1989 ngay sau khi HCV đ−ợc phát hiện và đ−ợc triển khai ở một số n−ớc từ năm 1990. Chẩn đoán huyết thanh học là ph−ơng pháp dùng các kháng nguyên mẫu để phát hiện các kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh. Kháng thể anti-HCV xuất hiện muộn trong nhiễm virus viêm gan C, đây là loại kháng thể không bảo vệ. Trong những tháng đầu chỉ có 30 – 50% các tr−ờng hợp phát hiện anti-HCV. Sau 6 tháng có 80% các tr−ờng hợp phát hiện anti-HCV và tồn tại nhiều tháng. Tìm thấy kháng thể anti-HCV không cho phép đánh giá tiến triển của bệnh. Kháng thể anti-HCV có thể tìm thấy trong giai đoạn đang tiến triển hoặc nhiễm trùng đã khỏi không còn mang virus. Các kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh phát triển rất nhanh từ những kỹ thuật thế hệ 1 tới thế hệ 2 và 3. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ sinh học kỹ thuật PCR phát hiện HCV- RNA đã góp phần chẩn đoán sớm và theo dõi điều trị viêm gan C có hiệu quả. - Hiện nay các phòng thí nghiệm th−ờng sử dụng 2 thử nghiệm để phát hiện kháng thể anti-HCV.

+ Thử nghiệm phát hiện kháng thể virus viêm gan C (anti-HCV): kỹ thuật ELISA - thử nghiệm miễn dịch gắn men (Enzyme linked immunosorbent assay).

+ Thử nghiệm khẳng định: thử nghiệm miễn dịch vạch (Recombinant immunoblot assay – RIBA).

Một phần của tài liệu LUAN AN VIEM GAN C (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)