Nhằm hỗ trợ hoạt động của các cơ quan KTNN (các Cơ quan Kiểm toán tối cao - SAI) Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) đã nghiên cứu và ban hành một số văn kiện quan trọng, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề tăng c−ờng địa vị pháp lý, vai trò của các SAI và những giải pháp mang tính định h−ớng để tăng c−ờng hiệu lực cho các kết luận và kiến nghị kiểm toán. Những khuyến cáo của INTOSAI về tăng c−ờng hiệu lực cho các kết luận và kiến nghị kiểm toán gồm hai nhóm giải pháp:
Thứ nhất: Nhóm giải pháp từ phía Nhà n−ớc gồm những giải pháp để giải quyết những vấn đề về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tính độc lập của Cơ quan KTNN tối cao
Nhóm giải pháp này đ−ợc đ−a ra trong Tuyên bố LIMA của INTOSAI về các định h−ớng chủ đạo của công tác kiểm tra tài chính công (thông qua tại Đại hội lần thứ IX của INTOSAI tháng 10 năm 1997). Nội dung cơ bản của Tuyên bố LIMA về tăng c−ờng địa vị pháp lí và hiệu lực hoạt động nói chung và tăng c−ờng hiệu lực các kết Luận, kiến nghị của KTNN nói riêng bao gồm:
- Việc đảm bảo về vị trí của cơ quan kiểm toán tối cao trong cơ cấu phân chia chức năng - quyền lực của thiết chế Nhà n−ớc bằng bộ Luật cao nhất của mỗi Quốc gia là Hiến pháp.
- Đảm bảo tính độc lập về nhân sự, về hoạt động, về kinh phí cho hoạt động, vv... của cơ quan Kiểm toán tối cao bằng luật pháp (Hiến pháp hoặc Luật về KTNN).
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn (bao gồm cả quyền công khai kết quả kiểm toán), phạm vi hoạt động của cơ quan KTNN tối cao bằng luật pháp (Hiến pháp hoặc Luật về KTNN).
- Quy định các chế tài và mối quan hệ với các cơ quan lập pháp, hành pháp và t− pháp trong hệ thống thiết chế Nhà n−ớc trong việc xử lý vi phạm của các đơn vị đ−ợc kiểm toán do cơ quan Kiểm toán tối cao phát hiện bằng pháp luật.
- Đảm bảo một môi tr−ờng pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động kiểm toán bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý, sử dụng tài chính và tài sản công của mỗi Quốc gia.
Thứ hai: Nhóm giải pháp giải quyết những vấn đề từ phía các cơ quan
Kiểm toán tối cao của các Quốc gia
Nhóm giải pháp này đ−ợc thể hiện thông qua hai văn kiện quan trọng của INTOSAI là Các chuẩn mực kiểm toán và Luật đạo đức:
- Hệ thống chuẩn mực kiểm toán do Uỷ ban các Chuẩn mực kiểm toán của INTOSAI đ−a ra năm 1991 gồm 4 nhóm chuẩn mực. Các chuẩn mực kiểm toán của INTOSAI là những tiền đề cơ bản, những nguyên tắc chỉ đạo cho các cơ quan Kiểm toán tối cao vận dụng trong việc xây dựng và ban hành hệ thống Chuẩn mực kiểm toán, các Quy trình kiểm toán phù hợp với địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và môi tr−ờng pháp luật áp dụng ở mỗi Quốc gia nhằm đạt tới mục tiêu chất l−ợng và hiệu quả của hoạt động kiểm toán và - nhân tố quan trọng quyết định tính khả thi, tính hiệu lực các kết luận và kiến nghị do cơ quan Kiểm toán tối cao đ−a ra.
- Luật đạo đức của INTOSAI (công bố năm 2001) đ−ợc xây dựng trên cơ sở yêu cầu về mặt đạo đức đối với các kiểm toán viên thuộc khu vực công và các cơ quan Kiểm toán tối cao nhằm đảm bảo tính độc lập, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm toán viên và của cơ quan Kiểm toán tối cao. Đây là văn kiện quan trọng đề cập một cách toàn diện các tiêu chuẩn đạo đức và các nguyên tắc h−ớng dẫn công việc của kiểm toán viên khu vực công; đồng thời mang tính h−ớng dẫn trực tiếp cho kiểm toán viên, ng−ời lãnh đạo, các cán bộ điều hành và tất cả các cá nhân trong cơ quan Kiểm toán tối cao thay mặt cho cơ quan Kiểm toán tối cao. Luật đạo đức của INTOSAI là cơ sở để tạo dựng và duy trì tính độc lập, khách quan, trung thực của hoạt động kiểm toán nói chung và của các kết luận, kiến nghị kiểm toán nói riêng, một yếu tố quan
trọng đ−ợc tạo dựng từ các cơ quan Kiểm toán tối cao để tăng c−ờng tính hiệu lực cho các kết luận và kiến nghị kiểm toán.