- Thứ Sáu: Công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị có liên quan thực hiện
3.3.3. Giải pháp về nâng cao chất l−ợng lập các báo cáo kiểmtoán của Kiểm toán Nhà n−ớc và chất l−ợng các kiến nghị
Báo cáo kiểm toán của KTNN phải khẳng định đ−ợc tính chính xác, tính hợp pháp, tính đầy đủ của các số liệu, mẫu biểu, chỉ tiêu nêu trong báo cáo quyết toán. Tuy nhiên, để tăng thêm độ tin cậy giúp Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, phê chuẩn quyết toán thì phạm vi KTNN phải đ−ợc thực hiện trên diện rộng (năm ngân sách 2002 mặc dù đã có nhiều cố gắng, KTNN mới kiểm toán đ−ợc 17/61 tỉnh, thành phố trực thuộc trung −ơng, 6 Bộ, ngành).
Báo cáo kiểm toán của KTNN phải đánh giá rõ kết quả thực hiện các mục tiêu về ngân sách đ−ợc Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định (tỷ lệ động viên thu ngân sách so GDP, tỷ lệ và mức bội chi ngân sách, tỷ lệ chi cho giáo dục đào tạo, chi khoa học công nghệ so tổng chi,…) đã đạt đ−ợc nh− thế nào và nguyên nhân. Đồng thời, cũng phải đ−a ra đ−ợc các nhận xét, đánh giá t−ơng đối toàn diện về công tác tổ chức điều hành ngân sách trong năm của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân theo Nghị quyết của Quốc hội, Hội đồng nhân
dân và các quy định của pháp luật nh− các giải pháp về huy động, động viên nguồn thu, chống thất thu, các giải pháp về tiết kiệm, chống thất thoát lãng phí trong chi tiêu, các biện pháp thực hiện cân đối ngân sách, việc sử dụng các nguồn tăng thu, dự trữ, dự phòng ngân sách trong quá trình điều hành ngân sách,… cũng nh− hiệu quả việc sử dụng NSNN.
Báo cáo kiểm toán của KTNN phải đ−a ra các đề xuất, kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ cũng nh− Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân về những vấn đề cần chấn chỉnh, rút kinh nghiệm nh− công tác xây dựng và quyết định dự toán ngân sách, công tác tổ chức điều hành ngân sách của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân. Đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi các cơ chế chính sách mà thông qua công tác kiểm toán đã phát hiện những thiếu sót, nh−ợc điểm của cơ chế chính sách nh− định mức phân bổ ngân sách, chế độ tiêu chuẩn chi tiêu,…
Cũng cần l−u ý là thực tế hiện nay báo cáo kiểm toán ngân sách của KTNN còn ch−a thật sự đi sâu vào các nội dung tổ chức chỉ đạo điều hành của Chính phủ, phân tích tính hiệu quả trong việc sử dụng kinh phí từ NSNN, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ bản (chủ tr−ơng đầu t−, lựa chọn ph−ơng án đầu t−,…), chi tiêu trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, các ch−ơng trình mục tiêu quốc gia và quản lý tài sản công cũng nh− việc đề xuất sửa đổi các cơ chế chính sách về tài chính ngân sách.
Báo cáo kiểm toán phải thể hiện quan điểm, thái độ rõ ràng của KTNN đối với các sai phạm đã phát hiện trong quá trình kiểm toán và cuối cùng là kiến nghị Quốc hội, Hội đồng nhân dân có phê chuẩn báo cáo quyết toán ngân sách hay không phê chuẩn báo cáo quyết toán ngân sách.
Kết quả hoạt động KTNN gắn liền với việc sử dụng tài chính công là chủ yếu. Vấn đề phát hiện sai phạm trong hoạt động kiểm toán cũng nh− truy tìm các khoản thu và xuất toán các khoản chi để tăng các khoản thuế và thu cho Ngân sách chỉ là một phần nhỏ trong mục đích kiểm toán. Vấn đề quan trọng nhất là qua kiểm toán để xác nhận mức độ trung thực hợp lý của các báo cáo tài chính mà các đơn vị, cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách tr−ớc khi trình cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt. Về căn bản sự xác nhận này là cơ sở cho việc tạo niềm tin để các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là Quốc hội (cơ quan lập pháp) phê duyệt các báo cáo quyết toán tài chính của các cơ quan đó, kể cả báo cáo quyết toán của Chính phủ.
Đối với chất l−ợng các kiến nghị của KTV
- Những kiến nghị của KTV cần phải có tính vĩ mô nhăm thoả mãn các yêu cầu quản lý vĩ mô của Đảng và Nhà n−ớc trong các giai đoạn đổi mới và chuyển nền kinh tế của Việt Nam sang nền kinh tế thị tr−ờng.
- Các kiến nghị phải qui trách nhiệm củ thể đối với các cá nhân hoặc tổ chức có sai phạm đ−ợc phát hiện trong kiểm toán.
- Các kiến nghị phải có bằng chứng thuyết phục và ghi rõ chế tài xử lí.
3.3.4. Giải pháp về qui định rõ các chế tài xử lí đối với các sai phạm đ−ợc phát hiện trong quá trình kiểm toán của KTNN